Bình Dương tập trung phát triển các khu công nghiệp,ấusontrênnhữngchặngđườlịch thi đấu brentford tạo tiền đề cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Ảnh: QUỐC CHIẾN
“Rũ bùn đứng dậy”
Giữa lúc dân tộc Việt Nam đang chìm trong đêm dài nô lệ, khủng hoảng về con đường cứu nước thì lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sau nhiều năm bôn ba tìm đường cứu nước, với lòng yêu nước thương dân tha thiết đã đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, tìm thấy con đường cứu nước - con đường giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp. Người đã tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin vào phong trào công nhân và nhân dân ở nước ta.
Tại Bình Dương, sau một thời gian tuyên truyền, giác ngộ, đầu năm 1930 Chi bộ cộng sản được thành lập tại Đề pô xe lửa Dĩ An. Tiếp đó là những chi bộ khác lần lượt được thành lập là các Chi bộ Phú Riềng, Bình Nhâm, Lái Thiêu... Từ khi ra đời, các tổ chức cơ sở Đảng ở địa phương đã bám sát đường lối, chủ trương của Đảng, hoạt động có hiệu quả trên nhiều mặt, xây dựng được cơ sở Đảng vững chắc, phát triển thêm đảng viên mới để chuẩn bị điều kiện lập thêm chi bộ, xây dựng được các tổ chức quần chúng bí mật, bán công khai, từng bước đưa quần chúng công nông công khai đấu tranh giành lợi ích thiết thân hàng ngày, phối hợp chặt chẽ với phong trào chung. Dưới sự lãnh đạo của các chi bộ, nhiều cuộc đấu tranh đã nổ ra tại Bình Nhâm, An Thạnh, An Sơn, Lái Thiêu, Tân Khánh, Dầu Tiếng...
Sau 15 năm, cùng với cả nước, Đảng bộ tỉnh đã lãnh đạo nhân dân đứng lên giành chính quyền về tay nhân dân với cuộc tổng khởi nghĩa long trời lở đất - cuộc tổng khởi nghĩa tháng 8-1945. Cuộc khởi nghĩa của nhân dân trong tỉnh đã góp phần làm nên thắng lợi vĩ đại của cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Lần đầu tiên sau hơn 80 năm làm nô lệ cho Pháp - Nhật, nhân dân địa phương cùng nhân dân cả nước đứng lên làm chủ vận mệnh của mình; đập tan xiềng xích nô lệ của chế độ thực dân và lật nhào chế độ phong kiến tay sai thối nát. Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, dân tộc ta bước sang kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập, tự do, dân chủ nhân dân, tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Lãnh đạo kháng chiến thành công
Nhân dân Thủ Dầu Một hưởng không khí độc lập, tự do chưa được bao lâu đã phải cùng cả nước tiến hành cuộc chiến tranh chống xâm lược, bảo vệ nền độc lập, tự do vừa mới giành được sau gần 100 năm nô lệ. Thực hiện chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc” của Trung ương, Đảng bộ tỉnh tập trung giải quyết các nhiệm vụ trước mắt và cấp bách là cứu đói và xóa nạn mù chữ. Tỉnh đã nhanh chóng ban hành một số chính sách để ổn định đời sống nhân dân, xóa bỏ thuế thân, giảm tô thuế để khuyến khích nông dân sản xuất; tịch thu ruộng đất của tư bản thực dân, địa chủ, ác ôn, của chủ đồn điền để cấp cho nông dân canh tác, phát triển phong trào truyền bá quốc ngữ từ trước năm 1945 thành phong trào xóa mù chữ; phát động phong trào quyên góp gạo, thóc giúp đỡ người đang khó khăn, đặc biệt là đội ngũ công nhân...
Sau một thời gian thực hiện chủ trương trên, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh bước đầu ổn định. Các tầng lớp nhân dân tích cực hưởng ứng chủ trương của chính quyền cách mạng để sản xuất, thực hiện khẩu hiệu “Tấc đất, tấc vàng”, phục hồi đời sống, tham gia các phong trào cách mạng.
Trong kháng chiến chống Mỹ, quân viễn chinh Mỹ, quân chư hầu đã sử dụng nhiều âm mưu, thủ đoạn thâm độc và phương tiện chiến tranh hiện đại đánh phá ác liệt phong trào cách mạng hòng tiêu diệt và đánh bật lực lượng kháng chiến ra khỏi địa bàn. Các cấp ủy Đảng địa phương, cán bộ đảng viên, các lực lượng vũ trang tại chỗ được sự hỗ trợ của các đơn vị chủ lực đã dựa hẳn vào nhân dân, cùng nhân dân kiên cường bám trụ, liên tục tiến công và nổi dậy, đánh sâu, đánh hiểm vào cơ quan đầu não, hậu cứ, kho tàng của địch, tiêu hao, tiêu diệt nhiều sinh lực và phương tiện chiến tranh của chúng, giữ vững địa bàn, căn cứ, mở hành lang chiến lược tạo bàn đạp tiến công Sài Gòn.
Những địa danh Chiến khu Đ, Thuận An Hòa, Dầu Tiếng, Bông Trang, Nhà Đỏ, Tam Giác Sắt... mãi mãi đi vào lịch sử vẻ vang của dân tộc. Trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, quân và dân trong tỉnh đã phối hợp nhịp nhàng với quân dân Sài Gòn - Gia Định, với cả miền Nam, cả nước hoàn thành nhiệm vụ giải phóng tỉnh nhà, góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Dựng xây quê hương
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Đảng bộ tỉnh bắt tay ngay vào nhiệm vụ mới, lãnh đạo toàn dân chống đói nghèo, lạc hậu; đồng thời khẩn trương xây dựng chính quyền, khắc phục hậu quả chiến tranh, ổn định đời sống, cùng cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Đảng bộ và chính quyền tỉnh đã đưa ra nhiều chủ trương, chính sách sáng tạo, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.
Với chính sách “Trải chiếu hoa đón các nhà đầu tư”, Bình Dương tập trung phát triển các khu công nghiệp, tạo tiền đề cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ổn định và phát triển. Tiềm năng, thế mạnh của tỉnh đã được khai thác một cách hiệu quả, tạo ra những mũi đột phá trong lĩnh vực kinh tế - xã hội. Tư duy đổi mới dám nghĩ, biết làm của Đảng bộ và nhân dân Bình Dương được phát huy mạnh mẽ trong điều kiện mới. Những quyết sách lớn của Đảng bộ, đặc biệt là trong việc khơi dậy nội lực, thu hút nhân tài, ưu đãi nhà đầu tư và phát triển khu công nghiệp đã nhanh chóng tạo ra một trang mới trong lịch sử phát triển của Bình Dương.
Từ một tỉnh thuần nông nghèo khó, bị chiến tranh tàn phá, cơ sở hạ tầng thấp kém, thiếu đồng bộ và điểm xuất phát thấp về kinh tế, song nhờ biết kế thừa và phát huy thành quả của tỉnh Sông Bé trước đây; Đảng bộ, quân và dân Bình Dương tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới, phát huy tiềm năng, lợi thế so sánh, khai thác tốt các nguồn lực thuộc các thành phần kinh tế, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi. Nhờ sự quyết tâm vượt qua khó khăn, thách thức, huy động được sức mạnh tổng hợp, nên hàng năm, kinh tế luôn tăng trưởng cao và ổn định, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện và từng bước nâng lên đáng kể, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn ổn định và được giữ vững…
Với những kết quả ấn tượng về phát triển kinh tế - xã hội trong 25 năm qua, mô hình phát triển của Bình Dương, cách làm sáng tạo của Bình Dương là một dấu ấn nổi bật trong tiến trình đổi mới của đất nước. Trên nền tảng đã đạt được, tin tưởng rằng, Bình Dương sẽ tiếp tục phát triển bền vững theo hướng đô thị thông minh, văn minh, hiện đại; phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; đến năm 2030 trở thành trung tâm công nghiệp hiện đại, đến năm 2045 là đô thị thông minh của vùng và cả nước; cùng với cả nước hiện thực hóa tầm nhìn và mục tiêu đưa nước ta trở thành nước phát triển, thu nhập cao vào giữa thế kỷ 21.
Với chính sách “Trải chiếu hoa đón các nhà đầu tư”, Bình Dương tập trung phát triển các khu công nghiệp, tạo tiền đề cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ổn định và phát triển. Tiềm năng, thế mạnh của tỉnh đã được khai thác một cách hiệu quả, tạo ra những mũi đột phá trong lĩnh vực kinh tế - xã hội. Tư duy đổi mới dám nghĩ, biết làm của Đảng bộ và nhân dân Bình Dương được phát huy mạnh mẽ trong điều kiện mới.