Hộp vàng Ngọa Vân - Yên Tử có niên đại thế kỷ 14,ộpvàngtìmthấyởNgọaVânđượccôngnhậnlàBảovậtQuốket qua k1 hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh được công nhận là Bảo vật Quốc gia.
Mô hình Bảo tàng thiên nhiên, văn hóa mở tại Khu Dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An
Sáng tạo di sản tương lai
Phát lộ nhiều dấu tích quý giá tại di tích lăng Đồng Khánh
Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định về việc xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt (đợt 9) năm 2018 gồm Di tích lịch sử gò Đống Đa - Hà Nội: Di tích kiến trúc nghệ thuật Tháp Nhạn (TP. Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên), Di tích kiến trúc nghệ thuật Chùa Thái Lạc (huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên), Di tích kiến trúc nghệ thuật Đền thờ Lê Hoàn (huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa), Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Tường Phiêu (huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội), Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Thổ Tang (huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc), Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình So (huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội), danh lam thắng cảnh Ngũ Hành Sơn (quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng), Di tích lịch sử Nhà đày Buôn Ma Thuột (thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk), Di tích lịch sử Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh (tại các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Kon Tum, Bình Phước), Danh lam thắng cảnh Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang - Lâm Bình (huyện Na Hang và huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang).
Gò Đống Đa tọa lạc tại phố Tây Sơn, quận Đống Đa, Hà Nội. |
Tại Quyết định số 1821 về việc công nhận bảo vật quốc gia (đợt 7) năm 2018, 22 hiện vật và nhóm hiện vật được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận Bảo vật quốc gia bao gồm: Bình gốm Đầu Rằm (niên đại: văn hóa Phùng Nguyên muộn, 3.400 - 3000 năm cách ngày nay, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh). Bộ sưu tập bình gốm đất nung Long Thạnh (niên đại: C14: 3370 ± 40 năm cách ngày nay, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Tổng hợp Quảng Ngãi). Tượng tu sỹ Champa Phú Hưng (niên đại: thế kỷ 9-10, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Tổng hợp Quảng Ngãi); Trống đồng Pha Long (niên đại: Văn hóa Đông Sơn, khoảng 2.500 - 2000 năm cách ngày nay, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Lào Cai).
Mộ chum gỗ nắp trống đồng Phú Chánh (niên đại: trống đồng: thế kỷ 2-1 trước Công nguyên; chum gỗ được phân tích C14: 2.100 ± 40 năm, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Bình Dương); Tượng Phật Nhơn Thành (niên đại: thế kỷ 4-6, hiện lưu giữ tại Bảo tàng thành phố Cần Thơ). Bình gốm Nhơn Thành (niên đại: thế kỷ 5, hiện lưu giữ tại Bảo tàng thành phố Cần Thơ); Bộ Linga-Yoni Đá nổi (niên đại: thế kỷ 5- 6, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh An Giang);
Tượng Thần Brahma Giồng Xoài (niên đại: thế kỷ 6-7, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh An Giang). Tượng Thần Vishnu Vũng Liêm (niên đại: khoảng thế kỷ 6-7, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Vĩnh Long); Tượng Phật Sơn Thọ - Trà Vinh (niên đại: thế kỷ 6-7, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh); Tượng Uma Dương Lệ (niên đại: thế kỷ 9-10, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Quảng Trị); Tượng Thần Shiva chùa Linh Sơn (niên đại: thế kỷ 15, hiện lưu giữ tại Chùa Linh Sơn, xã Nhơn Hội, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định).
Hộp vàng Ngọa Vân - Yên Tử. |
Tượng Phật Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn (niên đại: thế kỷ 19, hiện lưu giữ tại Chùa Mễ Sở (Diên Phúc tự), xã Mễ Sở, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên); Đài thờ Đồng Dương (niên đại: Thế kỷ 9-10, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Điêu Khắc Chăm, thành phố Đà Nẵng); Hộp vàng Ngọa Vân - Yên Tử (niên đại: thế kỷ 14, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh). Bia "Sùng Thiên tự bi" (niên đại: niên hiệu Khai Hựu thứ ba thời Trần, năm 1331, hiện lưu giữ tại Chùa Dâu (Sùng Thiên tự), xã Nhật Tân, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương); Tháp gốm men chùa Trò (niên đại: thế kỷ 14, hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Vĩnh Phúc);
Ấn Tuần phủ Đô tướng quân (niên đại: năm Hồng Thuận thứ sáu - 1515, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Quảng Bình); Kim sách "Đế hệ thi" (Niên đại: niên hiệu Minh Mạng năm thứ tư, năm 1823, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia); Khuôn in tín phiếu mệnh giá 5 đồng (niên đại: Năm 1947, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh); Xe ôtô "Quốc tế" (niên đại: năm 1949, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Hậu Cần).
Trong số các bảo vật quốc gia có hộp vàng thời Trần được tình cờ tìm thấy tại khu vực Suối 1, thôn Trại Lốc, An Sinh, Đông Triều. Hộp vàng mô phỏng hình 11 quả núi nổi hình cánh sen trên thân hộp, chiều cao toàn thân là 4,2 cm. Chiếc hộp nguyên bản chế tác hoàn toàn bằng vàng, có trọng lượng tương đương khoảng 15 chỉ vàng. Theo các chuyên gia, hộp vàng này là cốc/bát Át già, một trong 6 vật khí quan trọng sử dụng trong nghi lễ của Phật giáo Mật tông.
Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, đã có 164 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận là bảo vật quốc gia.
Tình Lê