Nhiều hiểm họa bủa vây trẻ em trên không gian mạng
Mới đây,ườilớncũngchưacókỹnăngxửlýkhigặpnộidungxấutrênmạkeo bong da 88 tài khoản Facebook của vợ một nghệ sĩ nổi tiếng đã có bài viết gây chú ý cộng đồng mạng khi chia sẻ việc con trai bị lôi kéo vào hội nhóm xấu, xem thông tin độc hại. Cụ thể, chủ tài khoản Facebook này cảnh báo các bậc phụ huynh nên kiểm soát việc sử dụng mạng xã hooij của con mình: "Các bác kiểm tra tài khoản Facebook của con các bác đi. Ối thứ bất ngờ. Em cho out hết, 2 con điện thoại cũng nát. Rất nhiều thành phần xấu lôi kéo con vào nhóm xấu".
Bình luận về cách xử lý của vị phụ huynh nêu trên, ông Nguyễn Minh Đức, CEO Công ty cổ phần An toàn thông tin CyRadar, một trong những đơn vị đang cung cấp giải pháp hỗ trợ bảo vệ trẻ em trên mạng, chia sẻ: "Trước hết, với tư cách là một phụ huynh, tôi rất hiểu tâm trạng “sốc” xen lẫn phẫn nộ khi các bậc cha mẹ vô tình phát hiện con cái mình bị lợi dụng, tác động và xâm hại trên không gian mạng. Nhưng điều này đồng nghĩa với việc nhiều bậc phụ huynh khi giao cho con cái mình các thiết bị điện tử và cho phép chúng học tập, giải trí trong thế giới ảo đã không lường trước những hiểm họa vô hình luôn rình rập, bủa vây các con. Và đôi khi, chính người lớn cũng chưa trang bị cho mình đầy đủ kiến thức về an toàn thông tin, kỹ năng xử lý khi gặp phải các nội dung xấu, thông tin lừa đảo, chứ chưa nói tới dạy con".
Ông Nguyễn Minh Đức, CEO Công ty CyRadar, đơn vị phát triển ứng dụng di động SafeMobile giúp quản lý và giám sát thiết bị, hành động của con cái trên không gian mạng. |
Ông Nguyễn Minh Đức phân tích, chưa nói tới phản ứng của cha mẹ trước mỗi sai lầm của con, vì cảm xúc đôi khi khó kiểm soát và có nhiều yếu tố khác tác động dẫn đến phản ứng tiêu cực khi nóng giận. Cái chúng ta có thể kiểm soát là việc hạn chế con tiếp xúc với các nguồn thông tin xấu, độc này. Bằng cách trò chuyện với con về giáo dục giới tính, về “vàng và rác” trên Internet, đâu là hiểm họa, đâu là lợi ích của mạng xã hội, cha mẹ sẽ giúp con phân biệt đúng sai tốt xấu khi trẻ sống trong thế giới thứ 2 của mình.
“Hệ lụy đã nảy mầm ngay từ khi trẻ bị lôi kéo xem, đọc, tìm đến các nội dung xấu và nếu không tìm về gốc rễ vấn đề để giải quyết thì mọi bậc phụ huynh đều có nguy cơ “ngã ngửa” mỗi khi xem lịch sử tìm kiếm trên trình duyệt hay các đoạn chat của con cái với bạn bè”, vị CEO CyRadar nhận định.
Minh chứng thêm cho nhận định của mình, chuyên gia CyRadar cho hay, theo số liệu từ Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an, trong khoảng hơn 1.500 vụ việc liên quan trẻ em mỗi năm, số lượng vụ việc về tội phạm xâm hại trẻ em trên môi trường mạng ngày càng nhiều.
Trong khi đó, theo một kết quả thăm dò của UNICEF tại Việt Nam, 1/5 số trẻ em được hỏi cho biết mình đã từng là nạn nhân của đe dọa trực tuyến trên Internet. Rất nhiều em có những trải nghiệm không mong muốn khi sử dụng Internet như: tiếp xúc với thông tin, hình ảnh bạo lực, tài liệu khiêu dâm; có trẻ em bị dụ dỗ tình dục qua mạng, yêu cầu gửi thông tin cá nhân. Quay lại năm 2018, tại Việt Nam, có 706.435 vụ báo cáo về hình ảnh, video xâm hại tình dục trẻ em trên mạng, đứng thứ 2 trong ASEAN, chỉ sau Indonesia.
“Đây chỉ là 1 vài con số thống kê được tổng hợp trên báo chí, tôi tin số lượng thực tế còn cao hơn do nhiều trường hợp không được ghi nhận, nhiều gia đình sợ hình ảnh bị bôi nhọ hay chính các em bị rào cản tâm lý khi chia sẻ”, ông Nguyễn Minh Đức nói.
Phụ huynh cần làm gì để con em được an toàn trên mạng?
Đưa ra lời khuyên cho các bậc phụ huynh, chuyên gia CyRadar cho rằng, để bảo vệ con em trên không gian mạng, đầu tiên cần làm công tác tư tưởng thật tốt cho các em, trang bị kỹ năng sống, nhận thức đúng đắn, giáo dục giới tính, nâng cao kiến thức sử dụng Internet, mạng xã hội... Những thông tin này đều được đăng tải trên các nguồn chính thống, rất dễ để tiếp cận.
Tiếp đến, do công tác bảo vệ trẻ em của các cơ quan chức năng trên môi trường mạng vẫn còn nhiều hạn chế, chưa thể bao phủ tuyệt đối nên mỗi gia đình, hãy tự trang bị các giải pháp bảo mật cho các thiết bị của mình và con cái. Tận dụng các phần mềm bảo vệ miễn phí hoặc tìm hiểu kỹ càng và trả phí cho các giải pháp nhiều tính năng hơn là 1 cách hiệu quả khác để luôn theo sát hoạt động của các con một cách tế nhị, đồng thời can thiệp kịp thời khi cần thiết.
Theo khuyến nghị của chuyên gia CyRadar, mỗi gia đình cần tự trang bị các giải pháp bảo mật cho các thiết bị của mình và con cái. |
Nhấn mạnh quan điểm việc khuyến khích trẻ em tự do khám phá, sáng tạo lành mạnh trong thế giới ảo là điều cả thế giới hướng đến, tuy nhiên, chuyên gia CyRadar cũng chỉ rõ: Trước khi “vẽ đường cho hươu chạy”, hãy dạy những chú hươu con nhận biết “biển báo”, nhận biết nguy hiểm, hãy lắp “camera” theo dõi hành trình phát triển của con trên không gian mạng. Hãy đồng hành, bình tĩnh và kiên nhẫn khi các con vô tình bị lợi dụng, xâm hại để giảm thiểu ảnh hưởng xấu và giúp con rút ra bài học.
Đại diện CyRadar chia sẻ thêm, với mong muốn cung tay bảo vệ trẻ em trên không gian mạng, mới đây doanh nghiệp an toàn thông tin này đã hợp tác với nhà mạng Viettel phát hành giải pháp SafeMobile, không những là bảo vệ các thiết bị an toàn trước các tấn công mạng, mà còn giúp các phụ huynh có thể quản lý được các thiết bị của con mình.
Vân Anh
Cuộc thi Học sinh với An toàn thông tin 2022 sẽ tập trung cung cấp các kiến thức và kỹ năng sử dụng Internet an toàn cho học sinh THCS, giúp các em có “vắc xin số” để tự bảo vệ, tự phát triển lành mạnh, sáng tạo trên mạng.