Chị T.B.H (35 tuổi,ườiphụnữkểlạikhoảngthờigianphảiđốimặtvớibệnhtrầmcả8 đội vào tứ kết c1 2023 trú tại Thanh Xuân, Hà Nội) từng có thời gian điều trị trầm cảm. Với chị, đây là quãng thời gian kinh khủng nhất nhưng chị đã nhận ra sớm các triệu chứng và điều trị kịp thời.
Hoàn cảnh gia đình không phải lo lắng về kinh tế, bạn bè cũng nhận xét chị luôn vui vẻ, yêu đời. Tuy nhiên, từ năm 2021, do áp lực công việc và thời kỳ dịch bệnh Covid-19, giãn cách xã hội, chị nhận thấy mình mệt mỏi, luôn cảm thấy không còn yêu thích mọi thứ. Nhiều buổi sáng thức dậy, chị tự hỏi "sống như thế này chán quá, chết đi cho nhẹ nhàng". Chị tâm sự với bạn của mình về bất ổn trong cuộc sống, muốn nghỉ ngơi, muốn kết thúc cuộc sống.
Nghe tâm sự, người bạn lập tức khuyên chị đi khám bác sĩ vì có biểu hiện trầm cảm. Đến bệnh viện thăm khám, bác sĩ xác định chị bị trầm cảm, cần điều trị bằng thuốc. Sau 3 tháng điều trị, các biểu hiện tâm lý giảm. Chị thấy vui vẻ hơn, công việc cũng suôn sẻ.
Khi chị H. chia sẻ câu chuyện của bản thân mình, nhiều người không tin vì cho rằng đó là các dấu hiệu rất bình thường. Đây là sai lầm khiến nhiều người bỏ qua thời gian điều trị trầm cảm sớm.
Từ trải nghiệm mắc trầm cảm của mình, chị H. nhận thấy mình có các dấu hiệu:
- Mệt mỏi: Luôn cảm thất kiệt sức ngay cả sau 1 đêm ngủ dậy.
- Khả năng kiểm soát cảm xúc rất kém, hay nổi nóng.
- Không có động lực sống, thường xuyên cáu kỉnh.
- Luôn căng thẳng hoặc cảm thấy áp lực, lo lắng.
- Rối loạn giấc ngủ: Ngủ rất nhiều nhưng khi tỉnh dậy lại rất mệt, phải cố gắng rất lâu mới dậy được.
Ngoài ra, một số dấu hiệu khác xuất phát từ bệnh trầm cảm như rối loạn tiêu hóa, trào ngược dạ dày thực quản…
Khi đó, chị cho rằng tình trạng của mình chỉ là căng thẳng do quá tải công việc và nghỉ ngơi vài ngày là khỏe lại. Tuy nhiên, khi đi làm trở lại, tâm lý của chị lại rơi vào tình trạng cũ.
Bác sĩ chuyên khoa 2 Vũ Thị Lan, Phòng điều trị các rối loạn liên quan stress, Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), cho biết trầm cảm là quá trình hoạt động tâm thần bị ức chế. Trong đó, triệu chứng cơ bản là cảm xúc bị ức chế, tư duy bị ức chế và hoạt động bị ức chế.
Theo bác sĩ Lan, trầm cảm là một rối loạn khá thường gặp trong quần thể dân số chung với tỷ lệ dao động từ 0,8-2,5% và từ 5-15% người bệnh trong chăm sóc sức khỏe ban đầu. Nữ giới có nguy cơ mắc rối loạn này cao hơn so với nam giới.
Các triệu chứng trầm cảm bao gồm:
- Khí sắc trầm, mất mọi quan tâm thích thú, giảm năng lượng dẫn đến tăng mệt mỏi và giảm hoạt động, giảm sút sự tập trung và sự chú ý, giảm sút tính tự trọng và lòng tự tin.
- Người bệnh luôn có cái nhìn về tương lai ảm đạm, bi quan. Họ có những ý tưởng và hành vi tự huỷ hoại hoặc tự sát.
- Rối loạn giấc ngủ. Buổi sáng thức giấc sớm 2 giờ trước giờ thường ngày. Ăn kém ngon miệng.
- Cảm thấy mất những quan tâm hay ham thích trong những hoạt động thường ngày gây thích thú.
- Người trầm cảm cũng có biểu hiện giảm hoặc mất hưng phấn tình dục rõ rệt...