- Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Dạy nghề huyện Quan Hóa (Thanh Hóa) được xây dựng khang trang,ườnghàngchụctỷcánbộgiáoviênhọkq bong da phap tuy nhiên luôn trong tình trạng vắng bóng học sinh.
Trung tâm hàng chục tỷ đồng chỉ có 20 học sinh |
Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Dạy nghề huyện Quan Hóa được đầu tư xây dựng hàng chục tỷ đồng, rất khang trang với đầy đủ cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết bị giảng dạy. Tuy nhiên, từ năm 2013 đến nay trường luôn trong tình trạng vắng bóng học sinh.
Thời điểm này, trung tâm chỉ có vỏn vẹn 20 học sinh đến học. Nhiều phòng học, phòng dạy nghề, kí túc xá đóng cửa im lìm.
Khu ký túc xá có 9 em ở Các dùng giảng dạy chỏng chơ, hư hỏng |
Khu ký túc xá với 2 dãy nhà cao tầng, gồm 16 phòng ở khép kín, đầy đủ tiện nghi đảm bảo chỗ ở cho 250 học sinh. Thế nhưng, hiện tại khu ký túc xá này chỉ có vỏn vẹn 9 học sinh ở lại.
Khu dạy học được bố trí đầy đủ nhà hiệu bộ, phòng học và các phòng dạy nghề, như cơ khí, gò, hàn, điện dân dụng… Tuy nhiên, hầu hết các phòng dạy nghề đều bỏ không, nhiều thiết bị thực hành đã và đang bị hư hỏng nặng.
Phòng máy tính cũng không còn sử dụng được |
Ông Nguyễn Tuấn Anh, Giám đốc Trung tâm, cho biết trong 20 học sinh đang học tại đây khối 12 có 5 em, khối 11 có 6 em và khối 10 có 9 em. Nhưng đã một tuần nay có 5 học sinh khối 10 đang xin nghỉ học để phụ giúp gia đình, chưa thấy các em quay lại trường.
Theo ông Tuấn Anh, nguyên nhân dẫn đến Trung tâm không có học sinh vì từ 2013, theo Quyết định số 12/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, học sinh vùng đặc biệt khó khăn theo học tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên sẽ không được hưởng trợ cấp tiền ăn nên học sinh không đến Trung tâm để học nữa.
Để thu hút học sinh tới lớp, Trung tâm đã phải hỗ trợ tiền điện, nước, vệ sinh, phòng ở, sách, bút…. cho học sinh. Các em chỉ phải đóng 12.500 đồng/ bữa ăn nhưng vẫn không ai chịu đến trường. “Các thầy cô giáo đến tận nhà vận động thì phụ huynh nói không cho con đi học vì không có tiền, nếu nhà trường lo được thì họ sẽ cho tới lớp”, ông Tuấn Anh buồn bã nói.
Điều đáng nói, trong khi cả Trung tâm hiện tại chỉ có 20 học sinh theo học thì bộ máy hành chính của Trung tâm này vẫn phải bố trí 16 cán bộ, giáo viên và nhân viên để phục vụ công tác giảng dạy, bao gồm 9 người thuộc biên chế (chỉ tiêu tỉnh giao là 11 biên chế), 7 giáo viên và nhân viên hợp đồng. Và mỗi năm, Trung tâm được nhà nước cấp gần 1,2 tỷ đồng để chi lương, chế độ.
Về tình trạng này, ông Phạm Bá Diệm, Bí thư Huyện ủy Quan Hóa, cũng cho biết nguyên nhân là do học sinh ở đây thuộc diện hộ nghèo nhưng không được hỗ trợ tiền ăn như các trường công lập, vì vậy các gia đình không muốn cho con em đi học. Thực trạng này cũng đã được huyện báo cáo nhiều lần lên cấp trên để tìm hướng giải quyết.