Tọa đàm với chủ đề “Môi trường,ắcÂuchiasẻmôhìnhkinhdoanhđểpháttriểnbềnvữbxh ukraine premier league Xã hội và Quản trị (ESG) – Mô hình kinh doanh để phát triển bền vững” diễn ra hôm qua nhân Ngày Bắc Âu 23/3.
PGS, TS Lê Văn Lợi – Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh khẳng định, "các nước Bắc Âu không chỉ được đánh giá cao về mô hình phát triển kinh tế - xã hội mà còn được thế giới biết đến với nhiều thành tựu khác như các quốc gia có “chỉ số hạnh phúc” đứng đầu thế giới, danh hiệu “thủ đô xanh nhất châu Âu”, đứng đầu bảng xếp hạng SDG (chỉ số về thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững) và cũng là các nước đứng đầu về chỉ số ESG (môi trường, xã hội và quản trị).
Kinh nghiệm lãnh đạo, quản trị và phát triển của các nước Bắc Âu trên lĩnh vực này rất hữu ích cho Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. Kết quả của tọa đàm sẽ góp phần nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực lãnh đạo, quản trị quốc gia và địa phương về ESG nói riêng, phát triển nhanh bền vững đất nước nói chung theo tinh thần nghị quyết Đại hội 13 của Đảng, các nghị quyết và chương trình hành động của Quốc hội và Chính phủ. Tọa đàm cũng là dịp tăng cường thúc đẩy quan hệ giữa học viện với các đối tác và đại sứ quán 4 nước Bắc Âu nói riêng và Việt Nam với các nước Bắc Âu nói chung”.
Đại sứ các nước Đan Mạch, Phần Lan, Na Uy và Thụy Điển tại Việt Nam cho biết: “Về mặt tổng quan, ESG là việc xem xét các yếu tố môi trường, xã hội và quản trị trong quá trình ra quyết định đầu tư. Cụm từ này thường được sử dụng thay thế cho đầu tư bền vững, đầu tư có trách nhiệm với xã hội và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Những nguyên tắc này cũng có thể áp dụng trong khu vực công của chính phủ do đóng góp quan trọng của khu vực này vào sự phục hồi kinh tế bền vững sau đại dịch Covid-19.
Cũng cần lưu ý rằng, FDI chất lượng cao sẽ tìm kiếm các nền kinh tế đang phát triển chú trọng tuân thủ các nguyên tắc ESG. Hơn nữa, trong một nền kinh tế toàn cầu hóa, quyền và vai trò của người tiêu dùng ngày càng quan trọng và người tiêu dùng ngày nay yêu cầu khắt khe việc sản phẩm được sản xuất tại các quốc gia coi trọng ESG”.
Tọa đàm thu hút các đại biểu bộ ngành, cơ quan chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và nhiều chuyên gia đến từ Bắc Âu, gồm có khu vực công và tư, các nhà nghiên cứu, học giả, đại diện các tổ chức phi chính phủ để thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm và các làm cụ thể trong việc tiếp cận ESG.
Các đại diện đều nhấn mạnh lợi ích của ESG trong các chủ đề quan trọng như kinh doanh bền vững-có trách nhiệm, đánh giá mức độ tổn thương với biến đổi khí hậu, đối thoại xã hội, phòng chống tham nhũng, quan hệ đối tác công tư.
Bảo Đức
Đại sứ các nước thuộc ‘Nhóm G4’ tại Việt Nam, gồm New Zealand, Canada, Na Uy và Thụy Sỹ đã tự lái xe đạp, xe máy đi chúc Tết, cùng làm bánh để chuẩn bị đón xuân Nhâm Dần.