Sách Sống vừa cho ra mắt cuốn sách Chúng tôi thời hậu chiến của Vũ Công Chiến - tác cũng từng được bạn đọc yêu mến qua cuốn sách Kim Liên một thủa.
Cuốn sách kể về cuộc đời của chính tác giả sau quân ngũ. Ngay sau ngày chiến thắng 30/4/1975,ữngngãrẽcủađờilínhsauchiếkeo 888 số phận những người lính cũng có nhiều đổi thay và người lính Vũ Công Chiến cũng không ngoại lệ.
Ngay sau ngày chiến thắng 30/4/1975, số phận những người lính cũng có nhiều đổi thay. |
Cuộc sống khi trở về đời thường của anh lính Vũ Công Chiến trôi qua bình dị: Theo học ĐH Bách khoa, ra trường đi làm trong một cơ quan nhà nước, có người yêu, cưới vợ sinh con. Anh lính ấy cũng từng sắm túi đồ nghề rồi đạp xe rong ruổi khắp thành phố nhận sửa máy tính cho dân tình, đi dạy tin học văn phòng… bởi đồng lương của anh công chức không đủ trang trải cho gia đình nhỏ. An phận là kẻ "làm công ăn lương" nhưng tác giả lại cảm thấy hài lòng với cuộc sống đều đều, ổn định của mình bởi “mình vốn là lính mãi mãi vẫn là "người lính" theo tất cả ý nghĩa của từ đó.
Cuốn sách đã kể về những tác động không nhỏ đến cuộc sống của người lính phục viên khi nền kinh tế thị trường mở ra. Đã không ít lần, tác giả tình cờ bắt gặp đồng đội cũ mưu sinh khắp phố phường Hà Nội. Gặp nhau, mừng vì tìm thấy đồng đội cùng vào sinh ra tử năm xưa, buồn và chạnh lòng khi biết cuộc sống nhiều nỗi xót xa.
Tác giả kể, một buổi chiều lững thững đạp xe về nhà, bỗng gặp một người mặc áo lính chạy từ trên hè lao ra gọi theo, đó là Hà "thái giám", người đã bị một mảnh cối tai ác chém phăng nguyên cả bộ phận, mà phải có nó, người ta mới được gọi là đàn ông. Hà "thái giám" ra quân, về sống trong gian nhà đơn sơ ở xóm lao động, theo xe xuôi ngược đi buôn.
Có lần, ngồi trong quán nước vỉa hè, chợt thấy một gã đàn ông nhà quê đẩy chiếc xe đạp có hai cái sọt tre chở đầy những củ su hào, dép cao su, mũ lá và khăn mặt vắt vai, nhận ra ngay đó là Thái "pi tơ" - một hoạt náo viên thời còn quân ngũ. Hay có lần đang đi qua chợ lại thấy đồng đội đang cầm cái quạt nan đuổi ruồi ở quầy bán thịt gà làm sẵn ngay cạnh cổng chợ, đó là Kim "con".
Thế mới thấy cuộc sống thời bình khác xa những gì người lính đã trải qua trên chiến trường, họ loay hoay, chật vật để tồn tại. Thế nhưng cũng có anh lính trở về chịu khó làm ăn, nhạy bén với thời cuộc nên cuộc sống dư dả, như Xướng, như anh Kĩnh...
Bên cạnh nỗi lo kinh tế, những di chứng chiến tranh cũng khiến cho đồng đội xót xa mỗi lần nghĩ về nhau. Đó là Dũng "trắng", với một mảnh đạn nằm trong phổi và trí óc cũng bị ảnh hưởng. Nhiều đêm, Dũng "trắng" thình lình gõ cửa nhà đồng đội khiến ai nấy cũng khiếp nhưng rồi một ngày, đồng đội mong được tiếng gõ cửa đó cũng chẳng còn bởi bạn đã đi xa.
Đó là gã lính nông tên Hiệt, cặm cụi vất vả nuôi ba đứa con quặt quẹo, vô nhận thức do ảnh hưởng của chất độc da cam. Khó khăn là vậy nhưng người lính ấy vẫn khát khao sinh thêm con dù đồng đội hết sức khuyên can bởi họ vẫn muốn đánh cuộc với số mệnh, biết đâu đứa con sau sẽ may mắn hơn anh chị nó.
Đó là anh Trọng, trở về quê hương bị người làng coi như có tội đồ vì đào ngũ (dù sau đó anh đã lao động cải tạo, quay lại đơn vị cũ), bị xa lánh, cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Sau này đồng đội cũ tìm đến nhà anh thường xuyên, một phần động viên giúp anh bớt tự ti, một phần để cho mọi người xung quanh có cái nhìn tích cực hơn về anh.
Đọc Chúng tôi thời hậu chiến mới thấy thương và cảm phục những người lính cụ Hồ bởi chiến tranh, số phận dẫu tàn nhẫn, khốc liệt đến đâu cũng không khiến họ đầu hàng, gục ngã.
Tình Lê
"Sự đơn giản là con đường đưa tôi quay lại với những người tôi yêu quý, với công việc tôi thích và với cuộc sống khiến tôi cười ít nhất chín mươi chín lần một ngày", Courtney Carver chia sẻ.