Bệnh nhi tên V.Q.A,étraiHàNộisuýtchếtvìngãvàoquetêmtrầunhọbóng dá net được đưa vào Bệnh viện đa khoa Thạch Thất (Hà Nội) cấp cứu trong tình trạng tím tái, khó thở.
Gia đình cho biết rất hoảng hốt khi phát hiện que têm trầu đâm vào lưng con nên rút que ra khỏi vết thương. Ngay sau đó, vết thương chảy máu nhiều, trẻ dần tím tái.
Các bác sĩ khoa Ngoại xác định vết thương của bé rất sâu, mất rất nhiều máu, bệnh nhân dần mất ý thức. Bác sĩ chuyên khoa 2 Vương Trung Kiên, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Thạch Thất, nghĩ ngay đến vết thương động mạch chủ.
Ngay lập tức bệnh nhân được đưa lên phòng mổ gây mê đặt ống nội khí quản, dẫn lưu màng phổi tối thiểu để hạn chế chèn ép và hồi sức duy trì các dấu hiệu sống, chuyển tuyến trên phẫu thuật lồng ngực.
Các bác sĩ cho biết đầu que têm trầu nhọn nên vết thương rất sâu, gần tim, khiến bệnh nhân mất máu nhiều, suy hô hấp, máu tràn vào màng phổi, có thể tử vong bất cứ lúc nào. Vì vậy, trên đường di chuyển lên tuyến trên, bệnh nhi vừa được hồi sức vừa phải truyền máu.
Sau mổ tại bệnh viện tuyến trên, sức khỏe ổn định, cháu bé được chuyển về Bệnh viện Đa khoa Thạch Thất để theo dõi và điều trị tiếp. Đến ngày 31/3, bệnh nhi được ra viện.
Các bác sĩ ngoại khoa lưu ý việc sơ cứu ban đầu cho những tổn thương dị vật đâm vào người rất quan trọng. Sai lầm thường gặp khi sơ cứu là rút vật nhọn ra khỏi vết thương, điều này có thể gây chảy máu ồ ạt, có thể khiến tình trạng bệnh nhân nặng nề hơn.
Bác sĩ khuyên khi có vật nhọn đâm vào, tốt nhất không nên rút ra khỏi cơ thể người bệnh, chỉ nên cố định hoặc làm ngắn vật gây thương tích để dễ dàng vận chuyển tới bệnh viện.
Nguyên nhân bất ngờ gây hoại tử bên trong mũi bé gáiBác sĩ nhận thấy dị vật đã ăn mòn làm hoại tử một phần bên trong mũi của cô bé 3 tuổi.