Tháng 6/2019,ấuhiệucảnhbáotrẻởtuổihọcđườngcónguycơnghiệtigres đấu với toluca Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã chính thức bổ sung chứng nghiện gamelà một bệnh lý trong danh sách cập nhật phân loại bệnh quốc tế (ICD). WHO phân loại người chơi game quá mức là đối tượng có vấn đề tâm thần. Đó là những người ưu tiên chơi game hơn các hoạt động, sở thích khác trong cuộc sống và đã kéo dài tình trạng này quá 1 năm.
Theo TS.BS Ngô Anh Vinh, Phó trưởng khoa Sức khoẻ vị thành niên, Bệnh viện Nhi Trung ương, nghiện game online sẽ để lại nhiều hệ lụy, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt và sức khỏe tinh thầncủa trẻ như: Rối loạn giấc ngủ, rối loạn ăn uống, mất tập trung và giảm trí nhớ, mắc các bệnh lý về mắt, cơ xương khớp do cường độ làm việc lớn của đôi mắt và ngồi một tư thế quá lâu.
Đặc biệt, trẻ vị thành niên đang ở giai đoạn hình thành nhân cách, nên nghiện game có thể tác động xấu đến tương lai của trẻ. Một số trò chơi mang tính chất bạo lực có thể khiến trẻ có xu hướng hung hăng hơn, dễ trở thành thủ phạm hoặc nạn nhân của những hành vi bạo lực ngoài đời.
"Mải mê chơi game khiến trẻ không còn thời gian chăm lo học hành, rèn luyện thể lực và sức khỏe, không quan tâm đến thế giới xung quanh, dẫn tới thiếu hụt kỹ năng sống", bác sĩ Vinh cho biết. Thêm vào đó, trẻ nghiện game có nguy cơ cao hơn mắc các rối loạn tâm thần so với trẻ khác, như các rối loạn hành vi, rối loạn nhân cách, rối loạn sử dụng chất,…
"Nghiên cứu toàn diện về các yếu tố liên quan đến trường học ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần và sự phát triển toàn diện của trẻ em nam và nữ vị thành niên tại Việt Nam" do Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tại Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tiến hành, cho thấy khoảng 15% - 30% thanh thiếu niên nước ta gặp phải các vấn đề về sức khỏe tâm thần. Trẻ em trai có tỷ lệ rối loạn hành vi cao hơn và trẻ em gái có tỷ lệ các vấn đề cảm xúc như lo âu và trầm cảm cao hơn.
Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021-2025 đặt chỉ tiêu:
- 100% học sinh được tuyên truyền, giáo dục về sức khỏe và nâng cao kiến thức phòng, chống bệnh, tật học đường, bệnh không lây nhiễm và sức khỏe tâm thần...
- 50% học sinh phổ thông được phổ biến, tư vấn về sức khỏe tâm thần, tâm sinh lý lứa tuổi
- 50% trường học thực hiện việc đánh giá phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ về bệnh không lây nhiễm, sức khỏe tâm thần cho học sinh.