Shinya Yamanaka,ôngnghelờivợbácsĩphẫuthuậtchuyểnsangnghiêncứuđoạlịch hạng nhất nhà khoa học nổi tiếng hàng đầu của Nhật Bản, đã có những đóng góp đột phá cho lĩnh vực y học tái tạo thông qua nghiên cứu về tế bào gốc đa năng cảm ứng (iPSCs).
Ông có một thời kỳ hoảng kim ở Mỹ, tiến hành nhiều nghiên cứu quan trọng và nhưng cuối cùng quyết định quay về quê hương để cống hiến.
Shinya Yamanaka sinh năm 1962 tại thành phố Osaka, Nhật Bản. Trong suốt những năm đi học, ông xuất sắc trong môn Toán và Vật lý nhưng lại chọn theo đuổi ngành Y. Yamanaka chịu ảnh hưởng từ lời khuyên của cha mình và cuốn sách về Torao Tokuda, một bác sĩ có mục tiêu cách mạng hóa ngành chăm sóc sức khỏe của Nhật Bản.
"Nhìn lại thời thơ ấu của mình, cha đã có ảnh hưởng rất lớn đến tôi. Ông không bắt tôi phải làm gì hay trở thành bất cứ ai nhưng bằng cách thể hiện sự siêng năng trong công việc, ông đã dạy tôi một cách thầm lặng rằng việc tạo ra một thứ gì đó ngay từ đầu có ý nghĩa như thế nào và thật thú vị biết bao khi tìm kiếm cho mình một cách tốt hơn để đạt được mục tiêu đó".
Quyết định thay đổi cuộc đời
Năm 1981, Yamanaka được nhận vào Trường Y của Đại học Kobe và bắt đầu quan tâm đến y học thể thao sau khi trải qua nhiều chấn thương do judo và bóng bầu dục.
Sau khi nhận bằng thạc sĩ về phẫu thuật chỉnh hình vào năm 1987, Yamanaka làm bác sĩ nội trú tại Bệnh viện Quốc gia Osaka. Tại đây, ông phải đối mặt với những thách thức cá nhân và nghề nghiệp.
“Làm việc tại bệnh viện, tôi nhận thấy tay nghề phẫu thuật của mình không được như mong đợi. Có lần tôi phải mất 2 giờ để thực hiện một ca phẫu thuật mà các bác sĩ phẫu thuật khác có thể hoàn thành trong 30 phút. Những người giám sát rất khắt khe với người mới như tôi và tôi mất tự tin vào khả năng của mình”. Yamanaka chia sẻ với Ủy ban Giải Nobel.
Ông kết hôn với một bác sĩ da liễu và trải qua sự mất mát sau sự ra đi của người cha. Chán nản trước những căn bệnh nan y mà mình ‘bó tay’ và bất chấp sự khuyên nhủ của vợ tiếp tục hành nghề bác sĩ, Yamanaka chuyển sang nghiên cứu, nộp đơn xin vào một vị trí tại Viện Khoa học và Công nghệ Nara.
Ông lấy bằng tiến sĩ ngành Dược học từ Đại học Thành phố Osaka năm 1993, tập trung vào sinh học phân tử.
Giáo sư hướng dẫn, Katsuyuki Miura, đã khuyến khích ông khám phá các chủ đề nghiên cứu mới, dẫn đến một nghiên cứu mang tính đột phá về lipid máu. Công trình này đã khơi dậy niềm đam mê của Yamanaka đối với khoa học cơ bản và sau này dẫn đến phát hiện tế bào gốc đa năng cảm ứng (iPSC) giúp ông đoạt giải Nobel
Sau khi hoàn thành bằng tiến sĩ, Yamanaka chuyển đến Mỹ để nghiên cứu sau tiến sĩ. Từ năm 1993 đến năm 1996, ông làm việc tại Viện Bệnh tim mạch Gladstone ở San Francisco, nơi ông nghiên cứu sâu về các cơ chế phân tử điều chỉnh sự phát triển của tế bào.
Kinh nghiệm này có ý nghĩa then chốt trong việc định hình sự nghiệp khoa học, giúp ông tiếp cận các cơ sở nghiên cứu tiên tiến và cơ hội cộng tác với các nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực này.
Năm 1996, Yamanaka trở lại Nhật Bản với mong muốn đóng góp cho cộng đồng khoa học ở quê hương.
"Tuy nhiên, ở Nhật Bản, tôi thấy mình mắc chứng Trầm cảm Hậu Mỹ (PAD). Môi trường dành cho các nhà nghiên cứu ở Nhật Bản khá khác biệt so với ở Mỹ về nhiều mặt. Hơn nữa, tôi không có đủ kinh phí và phải tự mình chi trả nhiều thí nghiệm. Tệ hơn nữa, nghiên cứu gửi đi bị nhiều tạp chí từ chối. Tôi cảm thấy cô đơn và chán nản. Tôi sắp từ bỏ sự nghiệp nhà khoa học để quay trở lại con đường bác sĩ".
May mắn thay, chính đồng nghiệp và những sinh viên tài năng tham gia vào thí nghiệm của Yamanaka đã “níu giữ” ông ở lại.
Định hình nền Y học Nhật Bản hiện đại
Ông gia nhập Viện Khoa học và Công nghệ Nara với tư cách là trợ lý giáo sư và tiếp tục nghiên cứu về tái lập trình tế bào. Năm 2003, ông chuyển đến Đại học Kyoto.
Năm 2006, Yamanaka và cộng sự đã xuất bản một bài báo chuyên đề chứng minh rằng tế bào trưởng thành có thể được lập trình lại để trở thành tế bào gốc đa năng bằng cách đưa vào bốn gen cụ thể, ngày nay được gọi là yếu tố Yamanaka- được đặt theo tên của ông.
Khám phá đột phá này đã cách mạng hóa lĩnh vực y học tái tạo, mở ra những khả năng mới cho mô hình hóa bệnh tật, khám phá thuốc và các ứng dụng điều trị tiềm năng.
Nghiên cứu của Yamanaka đã nhận được sự hoan nghênh của cộng đồng y học quốc tế. Tạp chí Nature gọi đây là “khám phá thay đổi thế giới”.
Tháng 6/2012, ông được trao Giải thưởng Công nghệ Thiên niên kỷ cho công trình nghiên cứu về tế bào gốc với giải thưởng trị giá 1,2 triệu euro (khoảng 32,6 tỷ đồng). Tháng 10/2012, ông được trao giải Nobel về Sinh lý học và Y học "vì khám phá ra rằng các tế bào trưởng thành có thể được lập trình lại để trở thành tế bào đa năng".
Sự công nhận này đã củng cố vị thế của ông như một nhân vật hàng đầu thế giới trong nghiên cứu tế bào gốc. Mặc dù có cơ hội ở lại nước ngoài, Yamanaka đã chọn quay về và tập trung nghiên cứu của mình tại Nhật Bản.
Ông trở thành giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Tế bào iPS (CiRA) tại Đại học Kyoto, và tiếp tục phát triển lĩnh vực y học tái tạo.
Ngoài những thành tựu khoa học của mình, Yamanaka còn được biết đến với cam kết mạnh mẽ về đạo đức trong nghiên cứu, ủng hộ các hoạt động khoa học có trách nhiệm và minh bạch.
Tử Huy
Giáo sư đoạt giải Nobel từ bỏ công việc triệu USD, về nước cống hiếnTRUNG QUỐC- Trong những năm cuối đời, giáo sư Vật lý huyền thoại Dương Chấn Ninh đã chọn cách trở về cội nguồn để cống hiến.