Tôn trọng nhau trong cuộc tranh luận giúp bạn gắn kết hơn. Ảnh: Ketut Subiyanto/Pexels. |
Deborah Grody,êunhauhơnsaumỗilầncãivãkq laliga hom nay nhà tâm lý học lâm sàng người Mỹ, cho biết trên thực tế, mối quan hệ của những cặp vợ chồng không có xung đột thường kết thúc bằng ly hôn. Khi một hoặc cả hai người thờ ơ với mối quan hệ, họ thậm chí không buồn tranh cãi.
Tuy nhiên, cãi vã gay gắt quá nhiều chắc chắn cũng không giúp mối quan hệ bền vững.
Nếu muốn giải quyết xung đột theo cách lành mạnh và hiệu quả, hãy ghi nhớ những điều dưới đây:
Tìm hiểu nguyên do
Trong các buổi tư vấn, Noam Ostrander, phó giáo sư công tác xã hội tại Đại học DePaul (Mỹ), thường đề cập đến “Cuộc chiến lúc 17h30”. Nguyên nhân dẫn đến tranh cãi là do một người muốn kể cho nửa kia nghe về ngày của họ, nhưng đối phương lại né tránh vì cần thời gian để nghỉ ngơi.
Thay vì để mâu thuẫn lặp đi lặp lại, Ostrander khuyến khích các cặp đôi xác định chính xác nguyên nhân gây ra xung đột và thử tìm cách thỏa hiệp.
Ostrander bật mí: “Đôi bên có thể đề xuất việc tạm dừng cãi vã, hôn nhau, đợi 15 phút sau đó cùng ngồi trò chuyện. Bằng cách này, cả hai có thể cùng nhau tìm ra cách tốt nhất để biểu đạt rằng họ muốn nghe về ngày của người kia”.
Tìm hiểu nguyên nhân cuộc tranh cãi để làm dịu đi bất đồng. Ảnh: Tron Le/Unsplash. |
Ngay cả với những mối quan hệ có sự gắn kết nhất, xung đột vẫn có thể xảy ra. Khi đó, sẽ rất hữu ích nếu chọn thời điểm để thảo luận về các vấn đề, theo Grody.
Nếu đôi bên bắt đầu tranh cãi, hãy đưa ra đề xuất “giải quyết vấn đề đó vào tối nay hoặc lúc khác khi có thời gian để thảo luận về mọi thứ”.
Grody giải thích rằng dành thời gian để giải quyết những bất đồng cho phép cả hai có không gian để chuẩn bị. Họ có thể bày tỏ cảm xúc của mình một cách bình tĩnh hơn và tránh bản năng tự vệ hay đổ lỗi.
Cho đối phương thời gian
Khi các cặp đôi xảy ra tranh cãi, việc một người chỉ tập trung vào cảm xúc của bản thân, trong khi người kia đang cố giải quyết vấn đề có thể khiến cả hai nản lòng và cuộc cãi vã leo thang. Ai cũng cảm thấy mình không được lắng nghe.
Trong trường hợp này, mỗi người có thể cho nửa kia một khoảng thời gian, ví dụ: “Anh cần khoảng 10 phút để bình tĩnh lại. Chúng ta sẽ quay lại vấn đề này và cùng tìm ra cách giải quyết”.
Khi trở lại cuộc thảo luận sau một khoảng thời gian ngắn, cả hai sẽ bình tĩnh hơn để đối mặt với vấn đề.
Đưa ra yêu cầu thay vì phàn nàn
Mọi người thường có xu hướng hỏi đối phương tại sao họ không bao giờ làm điều gì đó, thay vì chỉ yêu cầu nhẹ nhàng.
Thẳng thắn trao đổi và tôn trọng đối phương thay vì cằn nhằn sẽ giúp ngăn cuộc xung đột xảy ra. Điều này cũng khiến đối phương tự giác hoàn thành nhiệm vụ thay vì tâm trạng hậm hực sau cuộc cãi vã.
Phàn nàn khiến cuộc cãi vã leo thang. Ảnh: Freepik. |
Khi thảo luận về cách giải quyết mâu thuẫn, Grody cho biết điều quan trọng nhất mà các cặp đôi có thể làm là lắng nghe và không ngắt lời. Nên lắng nghe cho đến khi đối tác trình bày xong vấn đề, sau đó, hãy yêu cầu giải thích nếu có điều gì khiến mình khó hiểu.
Hãy đảm bảo giao tiếp bằng mắt và hướng cơ thể về phía đối phương khi họ đang nói. Khi nửa kia cho rằng họ không được lắng nghe, hãy hỏi: “Điều gì khiến em cảm thấy như anh không lắng nghe?” thay vì trả lời "Anh vẫn đang lắng nghe đây".
Tìm hiểu đúng cách để xin lỗi
Việc nhận ra bản thân đã làm tổn thương người thân yêu và nợ họ lời xin lỗi là chưa đủ. Chúng ta phải hiểu rõ về nửa kia để có cách cư xử phù hợp nhất.
Ostrander nói: “Một số người muốn những hành động xin lỗi rõ ràng. Một số lại chỉ muốn những câu nói chân thành như: ‘Em thực sự xin lỗi vì đã làm tổn thương cảm xúc của anh và em sẽ tự kiểm điểm để những điều đó không tái diễn’".
Xung đột là điều khó tránh khỏi nhưng đôi bên có thể lựa chọn cách để việc tranh cãi mang tính tích cực và giúp gắn kết. Thay vì để căng thẳng leo thang, hãy để những cuộc tranh luận giúp hai người hiểu nhau hơn.
Theo Zing