Bán vé số giúp người nghèo
6 giờ 30p sáng 18/2,ảngàyrongruổibánvésốcụôngSàiGònlàmđiềubấtngờkeonhacai giai ma như mọi ngày, ăn sáng xong, ông Đoàn Văn Thái, 64 tuổi mang xấp vé số 500 tờ đi bán dạo.
Nhìn chồng bỏ áo sơ mi vào quần, chân đi giày tây, đầu đội mũ cao bồi dẫn chiếc xe máy ‘cà tàng’ ra khỏi nhà, bà Võ Thị Hoa Cúc, 62 tuổi nói với: ‘Chúc ông hôm nay bán nhanh hết’. Dặn vợ ở nhà ăn sáng, uống thuốc, uống đủ nước xong, ông Thái nổ máy đi bán vé số.
Đã có tấm biển ghi: ‘Đoàn Văn Thái, Phường 5, Quận 11 bán vé số để giúp đỡ người nghèo’ gắn cố định trước xe, ông đi đến đâu cũng có người mua ủng hộ. 11 giờ trưa, số vé đã bán được hơn một nửa, ông Thái tạt vào chợ mua đồ rồi về nhà nấu ăn cho vợ.
Chiếc xe máy cả ngày rong ruổi cùng ông Thái đi bán vé số. |
‘Bà nhà tôi bị thấp khớp nặng nên không thể ra ngoài, không làm được việc gì. Việc chợ búa, cơm nước, dọn dẹp, giặt giũ, tôi phải lo hết’, ông Thái nói, giọng trầm tư.
Ăn cơm xong, ngả lưng một chút, ông tiếp tục đi bán. 2 giờ chiều, ông chỉ còn hơn 100 tờ vé số.
Dừng xe dưới gốc cây ở đường Lữ Gia, Phường 15, Quận 11, uống ngụm nước cho đỡ khát, ông khoe: ‘Còn từng này tờ, tôi chỉ bán hơn một giờ nữa là xong’. Rồi ông cười sảng khoái: ‘Không có ngày nào tôi ế đâu. Mà có ế tôi cũng không lo. Tôi để dành được hơn 7 triệu đồng rồi, góp thêm vài triệu nữa sẽ mang đi giúp mấy người khó khăn’.
Ông Thái bắt đầu đi bán vé số để giúp người nghèo từ tháng 11/2016. Thời gian đầu, mỗi ngày ông lấy 150 tờ, rồi đi bộ khắp các ngả đường, chợ, quán cà phê… bán. Mấy tháng nay, tuổi đã cao, đi bộ nhiều mệt, ông chuyển sang chạy xe máy, số vé ông lấy bán cũng tăng lên 400-500 tờ/ngày.
Trên đường đi bán vé số, ông sẽ lân la hỏi về những hoàn cảnh nghèo, sau đó, dùng số tiền lời mua hộp sữa, bỏ phong bì mang đến biếu họ. Tính đến nay, ông đã giúp được gần 30 người có hoàn cảnh đặc biệt. Trong đó có chị Lan Anh đang ở trọ tại Phường 10, Quận 3.
Chiếc biển ghi: Đoàn Văn Thái, Phường 5, Quận 11 bán vé số giúp đỡ người nghèo’ được ông gắn cố định trước xe. |
Ông Thái kể, chị Lan Anh bị bỏng toàn thân do bình ga nổ khi nấu ăn vào năm 2011. Chị đã phải trải qua 33 ca phẫu thuật cắt ghép, tái tạo da trong 5 năm nên sức khỏe yếu, không làm được công việc nặng. Hằng ngày, chị phải bế con gái nhỏ đi bán vé số. Một lần đi giữa trời nắng, chị bị ngất giữa đường. Biết được hoàn cảnh của chị, ông mang tiền đến giúp.
Ông Tấn, 60 tuổi, bán nước bằng xe đẩy ở đường Lữ Gia, Phường 15, Quận 11 cho biết, hơn 3 năm qua, ngày nào ông cũng mua 2-4 tờ vé số ủng hộ ông Thái. ‘Anh ấy bỏ công sức ra giúp đỡ người khác, tôi không có điều kiện nên phụ giúp một ít thông qua việc mua vé số ủng hộ’, ông Tấn nói.
Ngày hôm đó, sau khi mua 4 tờ vé số, ông Tấn mời người bán uống ly nước cho mát rồi đi tiếp nhưng bị từ chối.
‘Anh Thái rất đặc biệt. Anh ấy bỏ công sức, của cải giúp bao nhiêu người, nhưng không bao giờ nhận giúp đỡ của người khác, dù là ly nước. Ở khu vực này, ai cũng chỉ biết hỗ trợ anh ấy bằng cách mua vé số giúp’, ông Tấn nói về người bạn đặc biệt của mình.
Ông Thái cho biết, dù đi bán vé số nhưng vẫn phải ăn mặc chỉnh tề để khách mua không bị nhàm chán và tôn trọng mình. |
Bị nhiều người nói là điên
Căn nhà cấp bốn xập xệ, rộng hơn 50 m2 của vợ chồng ông Thái ở sâu trong con hẻm nhỏ đường Lạc Long Quân, Phường 5, Quận 11. Nhà chật, nhưng ông bà ngăn ra ba phòng trọ để cho thuê, chỉ chừa một phòng phía sau làm chỗ ở. Trong căn phòng chật chội, phần lớn đồ dùng đều đã cũ, gỉ sét.
Mỗi tháng tổng tiền cho thuê phòng trọ được hơn 5 triệu đồng, trả hết các chi phí còn dư hơn 3 triệu, ông bà dùng để ăn uống. Toàn bộ số tiền lời từ việc bán vé số, ông Thái mang đi làm từ thiện. ‘Hai vợ chồng tôi già rồi, con cháu không có nên chi tiêu ít, ở không bao nhiêu’, người đàn ông sinh năm 1956 nói, giọng chùng xuống.
Vợ chồng ông từng có một người con trai, sinh năm 1991. Học đến lớp 6, cậu bé bị bệnh động kinh, phải bỏ học để chữa trị và mất năm 2012.
Ông Thái trước đây làm nghề gói bánh chưng, bánh giò bỏ mối, chế ăng ten bán và sửa điện. Từ khi con trai mất, ông bỏ hết công việc đang làm, hằng ngày chỉ biết làm văn, làm thơ về con, về cuộc đời. Mái tóc, bộ râu dài và bạc trắng ông cũng không muốn cắt và cạo đi. ‘Từ khi con mất, bà nhà tôi cũng đổ bệnh’, ông Thái nói buồn.
Khách mua thường nhận ra ông từ xa bằng chiếc mũ cao bồi, bộ râu tóc muối tiêu dài. |
Sáu năm trước, ông nhận ra, nếu cứ mãi buồn vì việc ra đi của con trai thì cuộc đời chẳng còn gì ý nghĩa nữa. Ông quyết định cất hết các kỷ vật về con trong một chiếc tủ sắt cũ rồi đi làm việc có ích.
Được vợ ủng hộ, hàng ngày, ông đi bán vé số làm từ thiện. Dịp Giáng sinh ông hóa thân thành ông già Noel đi khắp các phố phường phát quà cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn. ‘Phát quà cho các bé là tôi như đang phát quà cho con’, ông Thái nói, giọng trầm ngâm.
Nhiều người biết việc làm của ông nên cứ nhìn thấy người đàn ông râu tóc dài, màu muối tiêu đi bán vé số từ xa là gọi đến mua ủng hộ. Bên cạnh đó cũng có nhiều người nói ông là bao đồng, ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng.
‘Thấy tôi đội nắng mưa đi bán từng tờ vé số, nhiều người bảo tôi bị điên, tự dưng đi bán vé số kiếm tiền giúp người dưng. Nhưng họ nói mặc họ. Chờ giàu có hay trúng số mới làm từ thiện thì tới bao giờ, mình phải đi kiếm tiền thì mới có mà làm từ thiện được’, ông Thái tâm sự và cho biết sẽ làm công việc này đến khi không còn sức khỏe nữa.
Cả ngày rong ruổi ngoài đường nhưng đến đâu ông Thái cũng cười vui, có khi ông còn làm thơ, đọc câu đối, nói những câu chuyện hài để chia vui cùng khách. |
Ông Tấn và nhiều người ở đường Lữ Gia ngày nào cũng mua vé số ủng hộ ông Thái. |
Hằng ngày, ông Thái rong ruổi khắp các ngả đường ở các quận nội thành bán vé số, dù hôm đó trời mưa hay nắng. |
Ông Thái cho biết, từ khi làm từ thiện ông thấy cuộc sống vui hơn, mọi ưu tư muộn phiền cũng như đang bỏ lại phía sau. |
Hơn 3 năm qua, ông Thái rất ít khi ế vé số. |
Trời nắng, ông Tư chạy xe ba gác điện đi khắp Sài Gòn phát quần áo cho người nghèo dù đã ở cái tuổi gần đất xa trời.