Nhắc đến khu phố cổ,ệnchưakểvềkiếntrúcsưgiàucósởhữuhơncănnhàởphốcổbóng đá la liga tây ban nha chắc hẳn ai cũng biết, đây là địa danh lưu giữ những nét văn hóa tinh túy với nhiều câu chuyện, nhân vật của một thời quá vãng ở Hà Nội.
Trong số đó, có lẽ không thể không nhắc đến kiến trúc sư Nguyễn Duy Đạt (1869 - 1937) người tham gia thiết kế, xây dựng khu lăng mộ bằng đá tại ấp Thái Hà (nay thuộc phường Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội) của Hoàng Cao Khải (1850 - 1933) - vị quan triều Nguyễn vào năm 1893.
Năm 1915, người ta dựng một tấm bia ghi tên KTS Nguyễn Duy Đạt bằng tiếng Pháp bên phía tay trái của lăng mộ. Hơn 100 năm, mặc dù di tích bị xuống cấp, hư hại, người dân lấn chiếm sử dụng đất lăng mộ cho mục đích riêng nhưng tấm bia may mắn vẫn còn.
Công trình lăng mộ được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di sản văn hóa năm 1962.
KTS Nguyễn Duy Đạt. |
Con cháu cụ Đạt hiện sống trong căn nhà đậm nét hoài cổ ở phố Hàng Bông (Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Bà Đào Quý - chắt dâu KTS Nguyễn Duy Đạt vẫn còn lưu giữ những bức ảnh quý hiếm về gia đình, dòng họ nhà chồng. |
Bà Đào Quý (SN 1947) - chắt dâu, gọi KTS Nguyễn Duy Đạt là cụ chia sẻ: ‘Cụ tôi quê gốc ở làng Đào Xá, Thường Tín (Hà Nội), ra thành phố học tập. Ban đầu, cụ là trợ lý của KTS người Pháp, thuộc Sở Công Chính Đông Dương (Sở bao gồm các lĩnh vực: công trình, đường thủy, đường sắt, khai mỏ), phụ trách khu vực Hà Nội. Đến năm 1903, qua quá trình làm việc, cụ được công nhận là KTS chính.
Sau những năm tháng tâm huyết với nghề kiến trúc, năm 1933, cụ được trao tặng Bắc Đẩu bội tinh (huân chương cao quý nhất của Pháp) vì những thành tích đóng góp cho sự phát triển nghệ thuật bản địa.
Một số công trình ghi dấu ấn cụ vẫn còn tồn tại là cổng làng Đào Xá, khu lăng mộ Hoàng Cao Khải’.
Lăng mộ Hoàng Cao Khải bằng đá khi mới xây dựng. |
Chắt dâu cụ Nguyễn Duy Đạt cho hay, những năm đầu thế kỷ 20, cụ Đạt thuộc lớp người giàu có, sở hữu hơn 20 căn nhà tại Hà Nội, chủ yếu tập trung ở các khu phố cổ như Hàng Bông, Hàng Cót, Hàng Da...
Chưa kể, kiến trúc sư tài giỏi này còn đầu tư các bất động sản ở Nam Định và một số tỉnh thành khác.
Tuy điền sản, đất đai nhiều là vậy nhưng cụ Đạt lấy căn nhà ở Hàng Bông làm nơi an cư. Căn nhà được xây dựng vào năm 1929. Nguyên bản nhà có 2 tầng, diện tích lớn, mang kiến trúc Pháp. Trải qua nhiều thăng trầm và biến động của lịch sử, con cháu cụ Đạt đã hiến một phần căn nhà cho chính phủ, chỉ giữ lại tầng 2.
Bia đá dựng năm 1915 trong khu lăng mộ Hoàng Cao Khải, ghi danh KTS Nguyễn Duy Đạt. |
Cụ Đạt sinh được hai người con là Nguyễn Thị Hợi và Nguyễn Duy Quế. Tiếp nối cha, con trai út Nguyễn Duy Quế theo nghề thiết kế, hoạt động trong lĩnh vực thiết kế nội thất cho văn phòng, trường học. Nhiều hiện vật trong căn nhà bà Quý đang ở như: bàn giấy, tủ tường bằng gỗ thịt do người con này của cụ Đạt lên bản vẽ.
Con trai cụ Đạt còn được ghi nhận khi có nhiều hoạt động giúp đỡ cách mạng, đóng góp cho quỹ 'Tấm lòng vàng' của chính phủ kháng chiến.
Cổng làng Đào Xá (Thường Tín) do KTS Nguyễn Duy Đạt thiết kế. |
Người con gái Nguyễn Thị Hợi kết hôn với nhà viết kịch Vũ Đình Long (1896 - 1960) - Ủy viên Ban chấp hành Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam khóa I, ông chủ của nhà xuất bản Tân Dân và hàng loạt tờ báo đương thời như: Tiểu thuyết thứ bảy, Phổ thông bán nguyệt san…
Năm 1937, KTS Nguyễn Duy Đạt qua đời, triều đình nhà Nguyễn sắc phong cho cụ là Triều Liệt Đại Phu Quang Lộc Tự Thiếu Khanh.
Ngày nay, căn nhà hàng Bông đã bước sang thế hệ thứ 6. Cháu chắt cụ Đạt đều theo con đường học vấn và thành đạt.
Sống giữa thời hiện đại nhưng gia đình bà Quý vẫn duy trì cuộc sống 'Tứ đại đồng đường', hòa thuận và nét ứng xử lịch thiệp của người Hà Nội xưa.
Đoàn đưa tang cụ Nguyễn Duy Đạt đi qua phố Cửa Nam. |
‘Lúc sinh thời, nghe kể, cụ tôi có mối quan hệ thân thiết với Hoàng Trọng Phu - tổng đốc Hà Đông (con trai cụ Hoàng Cao Khải). Trong đám tang cụ Đạt, tổng đốc Hoàng Trọng Phu đích thân đến tham dự và đưa tang từ Hàng Bông về tận Thường Tín.
Qua các bức hình ghi lại cảnh đám tang, tôi mới biết, đám tang cụ tổ chức rất lớn, đoàn người đưa tiễn kéo dài khắp con phố. Lúc bấy giờ, gia đình phải thuê nguyên một đoàn tàu chở người đưa ma về đến quê nhà Thường Tín. Ba xã ở Thường Tín còn phong cụ là thành hoàng làng’, bà Quý kể.
Người nhà cầm huân chương Bắc Đẩu bội tinh của KTS Nguyễn Duy Đạt trong đám tang. |
Hôn lễ đang diễn ra thì gặp sự cố, cả khu vực mất điện, chìm trong bóng tối. Không còn cách nào khác, mọi người hò nhau lấy lốp ô tô cũ hỏng, cắt ra từng mảnh nhỏ rồi đốt.