Sau hơn một năm gắng gượng với một vài mẫu smartphone mới,ếtbátđiệnthoạiBlackBerrylầnnàysẽchếthẳtrực tiếp bóng đá kèo nhà cái có vẻ BlackBerry đã hụt hơi hoàn toàn.
Theo nhiều nhận định, công ty của Canada này sẽ thông báo cuộc "thoát xác" hoàn toàn khỏi lĩnh vực phần cứng sau ngày 28/9 tới đây, thời điểm hãng công bố doanh thu quý 2 của năm.
Số liệu kinh doanh smartphone của BlackBerry thực sự đáng lo ngại – hiện chưa chiếm tới 1% thị phần toàn cầu trong khi bộ phận phần cứng chiếm hơn 65% tổng chi cho nghiên cứu và phát triển.
Các nhà phân tích Wall Street cho biết BlackBerry sẽ tiếp tục thua lỗ trong hai năm tới nếu vẫn tiếp tục bám chính sách hiện tại.
Bản thân CEO BlackBerry, John Chen, từng phát biểu tại hội nghị cổ đông hồi tháng 6 trước rằng cá nhân ông không tin mảng thiết bị phần cứng sẽ là tương lai của bất cứ công ty nào.
Trong tháng 9 này, John Chen buộc phải đưa ra quyết định rằng BlackBerry có tiếp tục đầu tư vào mảng smartphone nữa không. Quan điểm của Chen khá rõ ràng: "Kinh doanh thiết bị phải có lãi – chúng tôi không muốn duy trì hoạt động kinh doanh thua lỗ. Đã đến lúc chúng tôi phải kinh doanh có lãi, và việc này phải diễn ra trong năm nay".
Hồi tháng 7/2016, BlackBerry nói với các nhà mạng Mỹ rằng tất cả các thiết bị chạy hệ điều hành BlackBerry 10 sẽ không còn được sản xuất trong tương lai gần. Đầu năm nay, hãng này cũng dừng sản xuất mẫu BlackBerry Classic.
Quyết định này đã làm nhiều thượng nghị sĩ Mỹ thất vọng. Theo thống kê, hơn 28% các nghị sĩ này đang dùng điện thoại BlackBerry.
Trong khi đó, mẫu điện thoại Priv chạy Android ra mắt tháng 11 năm ngoái chỉ bán được 500 ngàn chiếc trong quý đầu tiên – con số "thảm họa" so với 2,1 triệu chiếc BlackBerry bán cùng kỳ năm 2014. Nguyên nhân chủ yếu do giá bán của sản phẩm quá cao – 700USD vào thời điểm ra mắt.
Sau Priv, BlackBerry còn ra mắt chiếc điện thoại Android khác là DTEK50, vốn được mệnh danh là smartphone "an toàn nhất thế giới", nhưng có vẻ cũng không thành công. Giá của DTEK50 cũng bị cho là quá cao và đánh mất những bản sắc vốn có của điện thoại BlackBerry.
Có vẻ phần mềm sẽ là hướng đi mới của BlackBerry. Nhóm giải pháp di động (Mobility Solutions Group) phụ trách mảng ứng dụng và dịch vụ đã mang lại doanh thu hơn 500 triệu USD. BlackBerry đặt mục tiêu tăng trưởng 30% mảng phần mềm trong thời gian tới.
Tháng trước, BlackBerry đã bán bộ dịch vụ ứng dụng BlackBerry Hub+ nổi tiếng của hãng với giá 99 cent/tháng, bao gồm Password Keeper, Calendar, Notes, Tasks, và Device Search, dành cho điện thoại Android. Những ứng dụng này trước đây được cung cấp độc quyền cho chiếc Priv và DTEK50.
Nguyễn Minh(theo DigitalTrends)