Chuyến xe đầy ắp tình người
Chúng tôi gặp anh Đỗ Văn Thuyết (SN 1982,ôtôchởmiễnphíngườibệnhkhókhănÁmảnhnhữngchuyếnxeđẫmnướcmắlịch bóng đá hôm nay châu á trú tại thôn Cầu, xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên) sát giờ anh chuẩn bị thực hiện chuyến đi từ thiện tại tỉnh Yên Bái. Đây là một trong số rất nhiều chuyến xe thiện nguyện do anh làm tài xế trong suốt 7 năm qua.
Năm 2017, anh Thuyết tham gia Câu lạc bộ thiện nguyện Nghĩa Phương, kêu gọi người thân, bạn bè quyên góp tiền và hiện vật ủng hộ người khó khăn. Năm 2020, anh bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư gan, phải cắt bỏ một phần lá gan.
Những ngày điều trị tại bệnh viện, anh chứng kiến rất nhiều hoàn cảnh khốn cùng. Có người bị bệnh tật hành hạ, có người không đủ tiền để chữa bệnh, có người không có tiền thuê chuyến xe cuối cùng để trở về với gia đình,...
Những điều đó thôi thúc anh đưa ra quyết định: Bỏ tiền túi mua một chiếc xe để chở miễn phí những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn.
Chị Sái Thị Thơ (SN 1984, vợ anh Thuyết) chia sẻ: “Thú thật, nhà tôi lúc đó vẫn còn mang nợ. Nhưng anh ấy nói, đợi đến lúc trả hết nợ mới mua xe làm việc thiện thì biết đến bao giờ, nên thôi có đến đâu làm đến đó.
Chồng tôi may mắn chữa khỏi bệnh, anh ấy muốn phát nguyện làm việc tốt thì tôi hết lòng ủng hộ”.
Nghĩ là làm, đầu năm 2024, vợ chồng anh Thuyết bỏ tiền túi mua một chiếc ô tô cũ trị giá 200 triệu đồng. Anh sửa thành xe cấp cứu, chở miễn phí bệnh nhân khó khăn.
Chuyến xe của anh có thể là chuyến xe cấp cứu, cũng có thể là chuyến xe cuối cùng chở người đã mất về với gia đình. Tất cả đều là những chuyến xe đầy ắp tình người.
Luôn sẵn sàng, gọi là lên đường
Anh Thuyết không nhớ mình đã lái bao nhiêu chuyến xe ý nghĩa. Có ngày, anh chạy liền 3 chuyến, cũng có tuần không có ai gọi. Anh luôn mong, chiếc xe của mình “ế khách” bởi như vậy có nghĩa là mọi người bình an.
Kể từ ngày có xe, anh Thuyết luôn trong tâm thế sẵn sàng, có người gọi là đi.
“Ngày trước, cứ 22h, tôi tắt điện thoại đi ngủ. Từ ngày có xe, tôi không dám tắt điện thoại một phút nào, cả ngày lẫn đêm vì sợ mọi người cần lại không gọi được. Ngày xưa, tôi ít khi nghe cuộc gọi số lạ nhưng giờ thì càng lạ càng phải nghe”, anh kể.
Có bữa cơm trưa, anh vừa bê bát cơm lên ăn được đôi miếng, đã có người gọi, nhờ chở người thân đến viện. Anh vội buông đũa, lên đường. Cũng có lúc nửa đêm, điện thoại reo ầm ĩ. Anh chẳng tiếc giấc ngủ, sẵn sàng làm nhiệm vụ.
Cũng có lần, anh đã ăn mặc chỉnh tề, chuẩn bị đi ăn cỗ thì có gọi người gọi nhờ đưa đi cấp cứu. Anh cũng không nề hà, hỏi địa chỉ và vội vã đến ngay.
“Cách đây không lâu, một cụ ông xóm tôi bị khó thở, con cháu chạy sang nhờ tôi chở đến viện đa khoa tỉnh cấp cứu. Cũng may, tôi không bỏ lỡ ‘giờ vàng’ nên cụ được cứu chữa kịp thời.
Sau đó, cũng có một cụ bà ở xóm tôi bị suy tim, tôi chở cụ đến bệnh viện ở Hà Nội cấp cứu nhưng lần này không được may mắn như vậy. Cụ bà đã qua đời”, giọng anh Thuyết chùng xuống.
Anh từng chở một thiếu nữ bị đuối nước đến bệnh viện. Dọc đường, anh nghe rõ tiếng thở khò khè của bệnh nhân xen lẫn tiếng khóc của người nhà. Khi biết cô gái đó qua đời vì không được cấp cứu kịp thời, anh tự trách mình bỏ lỡ "giờ vàng".
“Chạy những chuyến xe này, tôi luôn có ba dòng cảm xúc: Hạnh phúc khi người bệnh được cứu chữa kịp thời; hụt hẫng, đau lòng khi họ ra đi; thấy được an ủi khi là chuyến xe cuối cùng chở người đã mất về với vòng tay gia đình”, anh tâm sự.
Anh Dương Văn Tân (SN 1977, trú tại thôn Cầu, xã Lạc Đạo) là người đồng hành với anh Thuyết trong những chuyến xe chở bệnh nhân khó khăn.
Anh Tân nói: “Việc làm của anh Thuyết rất tuyệt vời. Tấm lòng nhân hậu của anh đã lan tỏa, khiến tôi cũng muốn góp một phần giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn”.
Ông Sái Khoa Anh - Phó chủ tịch xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm - cho hay: “Anh Thuyết đã có nhiều năm nhiệt tình tham gia các hoạt động thiện nguyện. Việc anh ấy mua xe, chở bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn đi cấp cứu là sự thật.
Thời gian qua, anh Thuyết luôn sẵn sàng chạy những chuyến xe ý nghĩa ấy. Cá nhân tôi tự hào khi địa phương có công dân có tấm lòng nhân hậu như vậy”.