Kỳ 1: Đòn bẩy từ khu công nghiệp
Kỳ 2: Điểm sáng thu hút đầu tư
Sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp đã góp phần đưa Bình Dương lên vị trí thứ 2 trong cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI),ànthiệnhạtầngcôngnghiệptăngtốkết quả tỷ số bóng đá đức chỉ sau TP.Hồ Chí Minh. Nhận thức được vai trò đặc biệt quan trọng của việc thu hút đầu tư đối với phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh đang tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng; tích cực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; xây dựng, quảng bá hình ảnh Bình Dương với bạn bè quốc tế.
Bình Dương chủ động xúc tiến, thu hút đầu tư hiệu quả. Trong ảnh: Lãnh đạo tỉnh chứng kiến lễ ký kết biên bản ghi nhớ (MOU) giữa Tổng Công ty Becamex IDC và Tập đoàn Commercial & General)
Vùng đất hội tụ
Theo Tiến sĩ Mai Hữu Tín, Chủ tịch Liên đoàn Doanh nghiệp (DN) tỉnh, không phải ngẫu nhiên mà Bình Dương được gọi là vùng đất hội tụ và phát triển. Với sự có mặt của hơn 57.000 DN trong nước, đến hôm nay, Bình Dương tự hào với những doanh nhân trí tuệ, bản lĩnh. Nhiều DN trên địa bàn tỉnh đã thể hiện được sức mạnh hội nhập, vững vàng trong hành trình “vươn ra biển lớn”. Những DN, doanh nhân ấy không chỉ sản xuất, kinh doanh giỏi mà còn đi đầu trong thực hiện trách nhiệm xã hội với quê hương, đất nước. Rất nhiều DN lớn của Bình Dương có cơ sở ở nhiều tỉnh thành trong nước và cả ở nước ngoài, tạo việc làm cho hàng triệu người lao động.
Đến nay, Bình Dương là một trong những địa phương có tỷ lệ đô thị hóa cao nhất của cả nước (82%) với 3 thành phố và 2 thị xã; sở hữu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại. Hiện Bình Dương đã và đang là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về sản xuất công nghiệp, thu hút vốn đầu tư. Lũy kế đến nay, Bình Dương có 4.059 dự án FDI, tổng vốn đầu tư hơn 40 tỷ đô la Mỹ, chiếm hơn 9,3% tổng vốn FDI cả nước, có 57.590 DN trong nước với tổng vốn 575.000 tỷ đồng. |
Hiện Bình Dương là điểm đến của các nhà đầu tư, DN trong và ngoài nước, nhất là các nhà đầu tư chiến lược. Đặc biệt, Bình Dương rất thành công ở cả 3 loại hình DN (Nhà nước, ngoài Nhà nước và FDI). Theo các chuyên gia kinh tế, với sức hút của mình, Bình Dương trở thành “điểm đến” của các nhà đầu tư trong và ngoài nước là một lẽ tất yếu. Sự đột phá đến từ việc Bình Dương đã hợp tác với các tập đoàn lớn để xây dựng các “thương hiệu” trong thu hút nguồn lực đầu tư.
Hơn 25 năm đồng hành cùng Bình Dương phát triển, Tổng Công ty Becamex IDC đã trở thành một biểu tượng công nghiệp của tỉnh. Becamex IDC đã chủ động kêu gọi, xúc tiến, thu hút nhiều DN có năng lực đến đầu tư lấp đầy các KCN của mình, trở thành địa chỉ hỗ trợ, chuyển giao mô hình KCN cho nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Ngoài ra, Becamex IDC không ngừng mở rộng chiến lược đầu tư sang nhiều lĩnh vực khác. Từ đó trở thành DN có vai trò dẫn dắt, là “đòn bẩy” thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh.
Theo PGS-TS Trần Đình Thiên, sẽ là thiếu sót rất lớn khi khảo cứu quá trình phát triển của Bình Dương nếu không chú ý đúng mức đến vai trò của Becamex IDC. Đây là một DN kinh tếNhànước vững mạnh, là lực lượng chủcông, định hướng và định hình chân dung phát triển của Bình Dương suốt 25 năm qua. Đây làđiều chưa có tập đoàn kinh tếnào khác làm được ở bất cứđịa phương nào ngoài Bình Dương.
Khẳng định “thương hiệu”
Nhờ đón bắt xu thế phát triển và hội nhập của đất nước để sớm định hình hướng đi và cùng với cách làm riêng, Bình Dương đã và đang trở thành nơi hội tụ nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới, đưa địa phương tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Từ việc phát huy các yếu tố “thiên thời, địa lợi”, Bình Dương đã chủ động, mạnh dạn nắm bắt thời cơ nhằm khai thác yếu tố thuận lợi về địa lý, thực hiện tốt cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường thông thoáng... đã tạo thương hiệu Bình Dương trong thu hút đầu tư.
Nếu như năm 1997, Bình Dương mới chỉ có 185 dự án FDI với tổng số vốn 961 triệu đô la Mỹ, tạo việc làm cho khoảng 35.000 lao động, thì đến nay, toàn tỉnh có 4.059 dự án FDI từ 65 quốc gia, vùng lãnh thổ với tổng vốn đăng ký hơn 40 tỷ đô la Mỹ. Chỉ riêng 7 tháng của năm 2022, thu hút FDI của Bình Dương đạt hơn 2,54 tỷ đô la Mỹ, đứng đầu cả nước. Điều này cho thấy, ngoài môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện, hạ tầng các KCN và hạ tầng giao thông kết nối của Bình Dương đang ngày càng phát huy lợi thế, hấp dẫn nhà đầu tư.
Mới đây, tại buổi tiếp và làm việc của lãnh đạo tỉnh với Tập đoàn Lego (Đan Mạch), ông Carsten Rasmussen, Giám đốc vận hành Tập đoàn Lego khẳng định, việc quyết định lựa chọn Bình Dương là điểm đầu tư và xây dựng nhà máy mới đã được cân nhắc rất kỹ và nằm trong chiến lược phát triển của tập đoàn. Tập đoàn Lego rất vui mừng khi được hợp tác với tỉnh và Công ty Liên doanh TNHH KCN Việt Nam - Singapore (VSIP) để xây dựng nhà máy hiện đại này, góp phần mang đến thêm hàng ngàn cơ hội việc làm mới, cung ứng thêm nhiều sản phẩm phong phú, chất lượng cũng như đóng góp vào sự phát triển của địa phương.
Ông Võ Văn Minh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, cho biết cùng với quá trình phát triển của đất nước, Bình Dương đã có bước chuyển mình mạnh mẽ để trở thành một trong những tỉnh, thành phố luôn dẫn đầu cả nước về thu ngân sách, xuất khẩu, thu hút FDI. Để tận dụng tối đa các nguồn lực cho phát triển kinh tế, Bình Dương đang tiếp tục những chiến lược sáng tạo, phù hợp với tình hình mới. Bên cạnh việc đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng, quyết liệt cải thiện môi trường đầu tư, tạo thuận lợi cho DN sản xuất, kinh doanh, thu hút dòng vốn FDI vào tỉnh, giúp tỉnh tiếp tục giữ vị thế một trong các địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút vốn FDI. (Còn tiếp)
- Ông Alain Canny, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam: Trong 25 năm qua, Bình Dương là tỉnh nhanh chóng vươn lên dẫn đầu cả nước về thu hút FDI. Tôi đã làm việc ở Việt Nam 20 năm nay và KCN VSIP 1 là điểm đến đầu tiên của tôi. Hiện có hơn 50 công ty từ châu Âu đầu tư vào Bình Dương. Tôi đánh giá rất cao tỉnh Bình Dương về hoạt động thu hút vốn FDI và những thành quả mà tỉnh đã đạt được. Và gần đây, chúng tôi rất vui mừng được biết tin Tập đoàn Lego của Đan Mạch đã đầu tư một dự án lớn với số vốn hơn 1 tỷ đô la Mỹ để xây dựng nhà máy không phát thải carbon. Đây là một điểm nhấn nữa trong các khoản đầu tư của châu Âu vào Bình Dương.