Vụ tai nạn ngày 26/11 ở huyện Hòn Đất (Kiên Giang) giữa máy bay không người lái (drone) và một người đi đường gây chết người,ànhữngmốinguyviphạmphápluậtỷ lệ cá cược bóng đá malaysia khiến dư luận không khỏi lo lắng về thiết bị này.
Trên thực tế, flycam nói riêng và máy bay không người lái (drone) nói chung đã trở nên phổ biến tại Việt Nam, một phần nhờ sự đa dạng về sản phẩm để lựa chọn và có mức giá ngày càng hợp lý, giúp người dùng dễ tiếp cận hơn.
Flycam được yêu thích bởi khả năng chụp ảnh và quay video từ trên cao, mang đến những góc nhìn độc đáo và ấn tượng. Bên cạnh mục đích chụp ảnh, flycam được sử dụng để phục vụ cho công việc, hỗ trợ các nhà sáng tạo nội dung hoặc các nhiếp ảnh gia để có được các tác phẩm ưng ý.
Trong khi đó, các loại máy bay không người lái (drone) đã trở thành "thú chơi" và niềm đa mê của không ít người. Nhiều câu lạc bộ và cộng đồng có chung niềm yêu thích máy bay không người lái được ra đời, giúp các thành viên chia sẻ kinh nghiệm sáng chế ra các thiết bị bay mới, kỹ thuật bay…
Ngoài ra, máy bay không người lái hiện còn được ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp, trong đó drone được sử dụng để phun thuốc trừ sâu, giúp tăng hiệu suất, rút ngắn thời gian phun thuốc trên diện tích rộng lớn, giảm sức lao động và tránh độc hại cho người nông dân…
Tuy nhiên, sự phổ biến của các thiết bị bay không người lái đặt ra các vấn đề về an toàn và an ninh. Việt Nam đã ban hành nhiều quy định nhằm đảm bảo việc sử dụng flycam và máy bay không người lái được an toàn, tránh gây ảnh hưởng đến cộng đồng.
Nếu là một người chơi flycam hoặc máy bay không người lái, bạn cần nắm rõ các quy định của pháp luật Việt Nam về loại thiết bị bay này để tránh bị xử phạt.
Khoản 1 Điều 3 của Nghị định 36/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định tàu bay không người lái là thiết bị bay mà việc điều khiển, duy trì hoạt động của chuyến bay không cần có sự tham gia điều khiển trực tiếp của phi công, tổ lái trên thiết bị bay đó. Như vậy, flycam và các loại drone được xếp vào nhóm "tàu bay không người lái".
Trong khi đó, các loại tàu lượn được mô phỏng theo hình dáng, kiểu cách các loại máy bay, được gắn động cơ sử dụng nguồn năng lượng bằng pin hoặc nhiên liệu lỏng, rắn hoặc năng lượng mặt trời, được điều khiển bằng vô tuyến hoặc chương trình lập sẵn… được xếp vào nhóm "mô hình bay".
Nghị định này cũng nêu rõ việc sử dụng "tàu bay không người lái" hoặc "mô hình bay" cho mục đích cá nhân, nghiên cứu khoa học hoặc thể thao… đều phải được cấp phép từ trước của cơ quan có thẩm quyền. Điều này nhằm đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự công cộng và tránh các rủi ro liên quan đến an toàn hàng không.
Việc quản lý, cấp phép điều khiển "tàu bay không người lái" hoặc "mô hình bay" sẽ do Cục Tác chiến - Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam (trực thuộc Bộ Quốc phòng) chịu trách nhiệm.
Theo Điều 7 của Nghị định số 144/2021/NĐ-CP, mức phạt hành chính đối với hành vi tổ chức hoạt động bay mà chưa được cấp phép là:
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân và từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức khi điều khiển flycam và các phương tiện bay khi chưa xin phép.
- Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ quay phim, chụp ảnh từ trên không khi không được phép.
- Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện hoạt động bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ không đúng nội dung trong giấy phép bay do cơ quan có thẩm quyền cấp.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ nhưng không chấp hành các lệnh, hiệu lệnh của cơ quan quản lý điều hành và giám sát hoạt động bay.
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ khi chưa có giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp.
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ cản trở hoặc gây mất an toàn cho các phương tiện bay khác.
Không chỉ bị xử phạt về hành chính, nếu sử dụng máy bay không người lái dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, làm bị thương hoặc gây chết người… người điều khiển các thiết bị bay có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 128 của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), tội "vô ý gây chết người".
Theo đó, người vi phạm có thể bị xử phạt tù từ 1 năm đến 12 năm, tùy theo mức độ thiệt hại.
Có thể nói việc sử dụng các thiết bị bay không người lái tại Việt Nam không bị nghiêm cấm. Tuy nhiên, người điều khiển các thiết bị này với bất kỳ mục đích gì, dù là giải trí hoặc nhu cầu công việc… cần phải đáp ứng các quy định của pháp luật.
Nếu sử dụng flycam và các loại máy bay không người lái, mô hình máy bay điều khiển từ xa… không đúng quy định, gây hậu quả nghiêm trọng, xâm phạm tài sản, sức khỏe hoặc tính mạng người khác thì người điều khiển các thiết bị này sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.