Caitlin Kirby cho biết,ôgáimặcváytạobởiláthưtừchốitrongngàybảovệluậnántiếnsĩty so.7m trong khoảng thời gian học tiến sĩ về Khoa học trái đất và môi trường, cô từng gửi đi nhiều lá thư xin cấp học bổng và đơn đăng ký tham gia vào các hội nghị; nhưng cô gái trẻ chỉ nhận về những bức thư từ chối.
Vì thế, trong ngày bảo vệ luận án tiến sĩ, cô đã quyết định sử dụng những lá thư này và dán chúng lại thành một chiếc váy. Cô hy vọng chiếc váy sẽ là minh chứng cho việc thất bại trong đời là một điều rất bình thường.
"Muốn thành công, việc bị từ chối trên hành trình ấy là một lẽ rất tự nhiên".
Chiếc váy được tạo ra bởi 17 lá thư từ chối
Cô cũng cho rằng, sự từ chối có thể khiến bất kỳ ai cảm thấy thất vọng, nhưng nó cũng có thể dẫn đến những điều lớn lao và tốt đẹp hơn.
Bà Julie Libarkin, giáo sư cố vấn của Caitlin ở Đại học Michigan, cho rằng việc bị từ chối có thể là một điều tích cực giúp Caitlin nhận ra thiếu sót của bản thân. Bà cũng luôn khuyến khích sinh viên mình học cách chấp nhận thất bại.
“Tập thói quen ứng tuyển và quen với cảm giác bị từ chối sẽ mang lại cho sinh viên kinh nghiệm cần thiết để được chấp nhận. Tất cả sinh viên của tôi sau khi bị từ chối một điều gì đó, chúng đều đạt được những thành tích đáng kể hơn”, bà Libarkin nói.
Với Caitlin Kirby, việc bị từ chối rất nhiều trong những năm qua là động lực để cô vươn lên trong học tập và nghiên cứu. Sau khi bảo vệ thành công luận án tiến sĩ, cô đã nhận được học bổng Fulbright cho nghiên cứu về nông nghiệp đô thị.
Nữ tiến sĩ sau đó đã đăng bức ảnh mặc chiếc váy làm từ thư từ chối lên mạng xã hội kèm theo chú thích: “Tôi đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ của mình. Với tinh thần thừa nhận và bình thường hóa thất bại, tôi đã mặc chiếc váy này trong buổi bảo vệ luận án hôm nay”.
Thời Vũ(Theo Lansing State Journal)
Cuối tháng 11, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM đã ban hành nội quy học đường mới, trong đó có yêu cầu sinh viên phải mặc đồng phục khi đến trường. Một số sinh viên cho rằng điều này đang làm mất đi tự do cá nhân.