Trong chương trình truyền hình Góc nhìn văn hóatrên VTV ngày 4/11,óngvấnđềviphạmbảnquyềnNạnxàichùasaochépdiễnrathườngxuyêbang xep hang bd phap vấn đề vi phạm bản quyền tại Việt Nam nói chung và lĩnh vực văn hóa nghệ thuật nói riêng được đưa ra bàn luận.
Theo đó, nạn "xài chùa", sao chép, đánh cắp ý tưởng… diễn ra thường xuyên khiến xã hội quan tâm, giới hoạt động nghệ thuật bất bình. Vấn nạn vi phạm bản quyền diễn ra dưới muôn hình vạn trạng và ngày càng có những cách thức tinh vi hơn. Đây trở thành tình trạng phổ biến và có nguy cơ đối với ngành công nghiệp văn hóa vốn dễ bị tổn thương.
Mới đây, những cáo buộc vi phạm bản quyền từ đơn vị sở hữu chương trình nghệ thuật thực cảnhKý ức Hội Anlại làm nóng dư luận.
Hình ảnh diễn viên múa mặc áo dài, đội nón lá gắn đèn led trong chương trìnhRap Việt All Star Concert 2023do công ty Vie Chanel ghi hình hôm 7/10 bị đơn vị sở hữu show diễn Ký ức Hội Ancáo buộc vi phạm bản quyền. Theo đại diện chương trình thực cảnh, hình ảnh này đã được bảo hộ theo giấy chứng nhận đăng ký bản quyền bởi Cục Bản quyền tác giả từ năm 2021.
"Các nội dung chúng tôi bảo hộ gồm kịch bản sân khấu, toàn bộ thiết kế về trang phục, đạo cụ, nhân vật của chương trình biểu diễn Ký ức Hội An. Các bài hát và đặc biệt là 60 phút biểu diễn, kết cấu sân khấu đều được ghi âm ghi hình lại", bà Thân Thị Thu Huyền, Giám đốc điều hành của Ký ức Hội Ancho biết.
Trong thư phản hồi công văn cáo buộc từKý ức Hội An, phía Vie Chanel đưa ra viện dẫn, một số hình ảnh sử dụng vũ đạo tạo sóng nước, khối tròn kết hợp với áo dài và nón lá được tổ chức vào năm 2016 - 5 năm trước thời điểm quyền tác giả củaKý ức Hội An được xác lập và được bảo hộ theo Luật Sở hữu trí tuệ. Do đó, công ty này không hề vi phạm bản quyền như cáo buộc.
Cục Bản quyền tác giả cho biết, trung tâm giám định sẽ xác minh khi có yêu cầu của các bên. Sự việc đang còn nhiều tranh cãi khi thời điểm hiện tại, hai bên chưa tìm được tiếng nói chung.
Theo kết quả khảo sát của Dự án tăng cường thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam, có 43% chủ thể sáng tạo từng bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Năm 2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 13 quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan.
Thống kê từ thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, từ 2014 - 2022 đã xử phạt vi phạm hành chính 447 tổ chức và 3 cá nhân, với số tiền gần 12,9 tỷ đồng. Các vi phạm chủ yếu trong quyền phân phối tác phẩm, hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm, hành vi xâm phạm quyền đứng tên tác phẩm. Số lượng các vụ bị xử lý trong gần 10 năm thực thi Nghị định chiếm tỷ lệ quá nhỏ trong tổng số trường hợp vi phạm.
Việt Nam là một trong 10 quốc gia vi phạm bản quyền lớn nhất trên thế giới. Hệ lụy của việc này rất nghiêm trọng, có thể làm giảm giá trị của thị trường nghệ thuật, đánh mất niềm tin của các nghệ sĩ, các nhà sưu tập và công chúng. Khó có thể trông chờ vào sự tự giác trong tuân thủ pháp luật của tổ chức và cá nhân, khâu xử lý bản quyền gặp nhiều khó khăn khiến các vụ việc khó giải quyết và có thể rơi vào tranh cãi không hồi kết.
Trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, việc cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan dựa trên tinh thần giấy cam đoan của chủ sở hữu và tác giả.
"Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ cũng như Nghị định 17 mới ban hành, việc đăng ký mang hình thức ghi nhận. Quá trình đó hoàn toàn được thực hiện theo cam kết của người đi đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan", ông Trần Hoàng, Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du Lịch cho biết.
Giấy chứng nhận này chỉ như một nguồn tham khảo. Khi có tranh chấp, tổ chức hay cá nhân sở hữu bản quyền tác phẩm tiếp tục phải chứng minh được quá trình sáng tạo tác phẩm của mình.
Trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật đang thiếu vắng cơ quan thẩm định, giám định độc lập về tác giả, tác phẩm để đối chiếu, xem xét, đánh giá trước khi cấp giấy chứng nhận bản quyền tác giả và sở hữu trí tuệ.
"Xây dựng một hệ thống cơ quan giám định sở hữu trí tuệ sẽ hết sức cần thiết cho việc xác định ai mới có quyền với một tác phẩm", luật sư Tô Phương Dung đến từ công ty Luật Minh Khuê cho biết.
Cũng theo luật sư Dung, cần quy định bắt buộc mỗi đơn vị đăng ký bản quyền cung cấp hệ thống dữ liệu thể hiện quá trình sáng tạo tác phẩm ngay khi nó được tạo ra, cung cấp cho cơ quan đăng ký bản quyền. Điều này sẽ làm giảm những tranh cãi cáo buộc vi phạm bản quyền.
"Bản thân mỗi cơ quan chức năng cũng phải xây dựng dữ liệu nội bộ để tổng hợp. Chính vì chưa xác định được tỷ lệ như thế nào là mới, như thế nào mới được chứng minh là quyền tác giả nên dẫn tới việc người xưng là tác giả vẫn bị cho là không đúng", nữ luật sư nói thêm.
Hiện Việt Nam chưa có tòa án riêng biệt để xử lý các vụ án về sở hữu trí tuệ và vi phạm bản quyền.
Theo số liệu khảo sát của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới về đóng góp của các ngành kinh tế dựa vào bản quyền, tại Mỹ con số này chiếm khoảng 12% GDP, Hàn Quốc là 10% GDP, Trung Quốc là 7,35% GDP. Việt Nam có 12 ngành công nghiệp văn hóa sáng tạo, với thị trường đa dạng sản phẩm dịch vụ văn hóa như điện ảnh, biểu diễn nghệ thuật, sách, ảnh, tranh, hàng thủ công mỹ nghệ…
Tuy nhiên, đóng góp của ngành công nghiệp văn hóa còn khá khiêm tốn, chưa tới 4% GDP. Tháo gỡ nút thắt trong vi phạm bản quyền không chỉ giúp ngành công nghiệp này có thể đóng góp doanh thu vào ngân sách nhà nước mà còn giúp khẳng định thương hiệu quốc gia, thể hiện cam kết Việt Nam đã ký với quốc tế về quyền tác giả, quyền liên quan.
Ngăn chặn vi phạm bản quyền trên không gian mạngNgày 26/10, Hội thảo 'Khai thác và thực thi bản quyền trên không gian mạng' diễn ra tại TP.HCM.