Ngày 28/11,ỗtrợdinhdưỡngchotrẻemdicưtạbóng đá nhật bản hôm nay Hội Bảo vệ Quyền trẻ em TPHCM tổ chức hội thảo tham vấn chương trình dinh dưỡng cho giai đoạn đầu đời đối với nhóm trẻ em dưới 6 tuổi thuộc diện có hoàn cảnh đặc biệt và nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt trên địa bàn TPHCM.
Tại hội thảo, ông Phạm Đình Nghinh, Phó chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em TPHCM, cho biết chương trình thực hiện với sự tài trợ của Tổ chức TFCF, đã được UBND TPHCM phê duyệt, cho phép triển khai ở quận Tân Phú và sắp tới mở rộng thêm địa bàn thành phố Thủ Đức.
Mục tiêu của chương trình là hỗ trợ ít nhất 100 trẻ 0-6 tuổi (ưu tiên cho những trẻ dưới 3 tuổi) có các gói dinh dưỡng thường xuyên hằng tháng.
Đây chủ yếu là các em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ thuộc các gia đình di cư từ địa phương khác đến TPHCM sinh sống.
Sau khi các địa phương, cơ sở bảo trợ xã hội giới thiệu, ban điều phối chương trình sẽ đánh giá từng trẻ, lựa chọn những trẻ cần hỗ trợ nhất để đưa vào chương trình.
Theo ông Phạm Đình Nghinh, ở độ tuổi từ 0-6, tình trạng dinh dưỡng của mỗi trẻ là khác nhau nên khi tiếp nhận trẻ, chương trình sẽ mời bác sĩ đánh giá sức khỏe để thiết kế gói dinh dưỡng phù hợp thể trạng và giai đoạn tuổi của từng trẻ.
Chương trình không hỗ trợ bằng tiền mà dùng tiền mua sắm thực phẩm cho trẻ. Thực phẩm cần thiết cho từng trẻ sẽ được đặt hàng tại một siêu thị uy tín, trao đến từng gia đình để chăm sóc trẻ.
Cứ cách 3 tháng một lần, trẻ sẽ được bác sĩ thăm khám để đánh giá thể trạng, điều chỉnh gói dinh dưỡng cho phù hợp.
Theo tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Thị Thu Hậu, Trưởng khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Nhi đồng 2, dinh dưỡng giai đoạn đầu đời rất quan trọng, quyết định sự phát triển thể chất và cả tinh thần, trí lực của trẻ sau này.
2 năm đầu đời là quãng thời gian tăng chiều cao nhanh nhất của trẻ. Giai đoạn này, nếu được đầu tư dinh dưỡng đúng cách sẽ giúp trẻ phát triển chiều cao tốt hơn và tác động đến chiều cao giai đoạn trưởng thành.
Dinh dưỡng tốt không chỉ giúp trẻ không bị thấp còi hay béo phì mà còn giúp trẻ tăng cường kháng thể, phát triển trí não, hình thành thói quen ăn uống lành mạnh, ảnh hưởng đến tâm lý, thói quen sinh hoạt, khả năng thích nghi cuộc sống xã hội sau này…
Theo ông Phạm Đình Nghinh, lĩnh vực này khá đặc thù, cần có quá trình hỗ trợ liên tục mới thấy được hiệu quả. Tuy nhiên, tính di biến động của nhóm trẻ này rất cao vì đa phần là người nhập cư, thường xuyên di chuyển từ nơi này sang nơi khác làm gián đoạn việc hỗ trợ.
Ngoài ra, những trẻ tham gia chương trình thường tồn tại nhiều vấn đề cùng lúc như: Trẻ không giấy tờ, không chích ngừa, thiếu người chăm sóc, cha mẹ không việc làm… Các yếu tố trên tác động tiêu cực đến việc chăm sóc trẻ.
Ông Nghinh cho biết: "Ngoài gói hỗ trợ dinh dưỡng, chương trình còn kết hợp đa dạng các hoạt động hướng tới người chăm sóc, cha mẹ các bé. Đây là yếu tố quyết định đến sự thành công của hoạt động bởi chăm sóc dinh dưỡng là vì sức khỏe của trẻ nhưng việc này lại hoàn toàn phụ thuộc vào người lớn".
Bà Jacoby, Trưởng đại diện Tổ chức TFCF tại Việt Nam, cho biết TFCF đã phối hợp cùng Hội Bảo vệ quyền trẻ em TPHCM tổ chức 2 chương trình hỗ trợ trẻ em trong giai đoạn 2020-2023.
Giai đoạn 2024-2026, TFCF sẽ mở rộng thêm nhiều hoạt động, kêu gọi thêm các bên tham gia nhằm tạo thêm nhiều tác động tích cực cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt.