Dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước là dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác của cơ quan nhà nước được cung cấp cho các tổ chức,êucầukhôngđểtìnhtrạnggiảiquyếthồsơdịchvụcôngtrựctuyếnchậmmuộkeonhacai.com 5 cá nhân trên môi trường mạng.
Là trọng tâm của Chính phủ điện tử, theo quy định mới tại Nghị định 42 năm 2022 của Chính phủ, dịch vụ công trực tuyến có 2 mức độ là dịch vụ công trực tuyến một phần và dịch vụ công trực tuyến toàn trình.
Theo báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết 17 năm 2019 của Chính phủ về phát triển Chính phủ điện tử trong tháng 5, Bộ TT&TT, cơ quan thường trực Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số, các bộ, ngành, địa phương đã tiếp tục đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến theo hướng toàn trình.
Từ ngày 20/4 đến ngày 20/5, Cổng dịch vụ công quốc gia đã có hơn 715.000 tài khoản đăng ký, nâng tổng số tài khoản lên hơn 7 triệu. Đến nay, Cổng đã cung cấp 4.419 dịch vụ công trực tuyến; hơn 15,9 triệu lượt thực hiện các dịch vụ tiện ích; 14,9 triệu hồ sơ trực tuyến từ Cổng cùng hơn 9,4 triệu giao dịch thanh toán trực tuyến.
Để nâng cao chất lượng cung cấp và hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến, ngày 5/6 vừa qua, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số đã chủ trì phiên họp chuyên đề của Ủy ban về “Thay đổi căn bản cung cấp dịch vụ công trực tuyến”.
Tại phiên họp này, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chỉ rõ: Hai cái căn bản nhất của dịch vụ công trực tuyến là trực tuyến toàn trình và chất lượng dịch vụ trực tuyến. Trực tuyến toàn trình là người dân tự làm từ nhà và không đến cơ quan nhà nước. Chất lượng dịch vụ công trực tuyến là sự đơn giản, thuận tiện và nhanh. Hai cái này phải dẫn đến kết quả cuối cùng là đại đa số người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến.
Cách làm dịch vụ công trực tuyến trước đây là theo kiểu ứng dụng CNTT. Cách tiếp cận mới là chuyển đổi số. Sự khác biệt cơ bản của hai cách làm này là thay vì làm các hệ thống CNTT rời rạc thì dùng các nền tảng số dùng chung, thay vì tự làm, tự đầu tư thì thuê dịch vụ, cho cả phần cứng và phần mềm.
Nội dung chỉ đạo về nâng cao hiệu quả cung cấp, sử dụng dịch vụ công trực tuyến vừa được đề cập trong ý kiến của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà về kiến nghị của Bộ TT&TT trong báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết 17 trong tháng 5, vừa được Văn phòng Chính phủ thông báo ngày 13/6.
Cụ thể, Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương triển khai các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cung cấp, sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Tiếp tục rà soát, đánh giá, tái cấu trúc toàn bộ các dịch vụ công đã cung cấp trên Cổng dịch vụ công quốc gia theo hướng lấy người dùng làm trung tâm; thực hiện nghiêm việc tiếp nhận, xử lý hồ sơ trực tuyến, không để tình trạng giải quyết hồ sơ chậm, muộn. Đồng thời, ban hành chính sách hỗ trợ, khuyến khích người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến.
Theo thống kê của Bộ TT&TT, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến toàn trình trên tổng số dịch vụ công đủ điều kiện cung cấp toàn trình trong tháng 5/2023 là 85,13%, tăng 0,99% so với tháng trước.
Hai chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến gồm tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến có phát sinh hồ sơ và tỷ lệ hồ sơ dịch vụ công trực tuyến toàn trình lần lượt đạt 52,48% và 34,8%. Mục tiêu cần đạt vào cuối năm nay của 2 chỉ tiêu này là 80% với tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ và 60% đối với tỷ lệ hồ sơ dịch vụ công trực tuyến toàn trình.
Bên cạnh chỉ đạo về nâng cao hiệu quả dịch vụ công trực tuyến, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà còn yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương, quyết liệt tổ chức triển khai các nhiệm vụ được giao trong kế hoạch hoạt động của Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số năm 2023, kế hoạch hoạt động của Ban chỉ đạo chuyển đổi số và kế hoạch chuyển đổi số năm 2023 của bộ, tỉnh. Trong đó, lưu ý theo dõi, giám sát, đo lường, đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ theo tháng để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc.
Hoàn thành xây dựng các cơ sở dữ liệu về đất đai, tài nguyên và môi trường, cán bộ công chức, tài chính, phương tiện giao thông... theo nhiệm vụ được giao.
Cùng với đó, đẩy mạnh cập nhật, liên thông, kết nối, chia sẻ và khai thác dữ liệu hiệu quả từ các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành. Việc này nhằm phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, chính quyền các cấp và cung cấp dịch vụ công trực tuyến, giảm thiểu giấy tờ, thời gian cho người dân, doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính. Đồng thời, xây dựng và hình thành các bộ danh mục dữ liệu mở phục vụ phát triển phát triển kinh tế xã hội.
Chuẩn hóa chế độ báo cáo, xây dựng, phát triển Hệ thống thông tin báo cáo của các bộ, ngành, địa phương theo hướng tích hợp, chia sẻ, kế thừa tối đa các thông tin, dữ liệu sẵn có và kết nối tự động với các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành cùng Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ, Trung tâm thông tin chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo bộ, ngành, địa phương.
Ngoài ra, Phó Thủ tướng cũng giao Bộ TT&TT nâng cao chất lượng báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết 17 năm 2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025.