Bên cạnh cây cao su, nông trường đã đa dạnghóa trồng trọt, chăn nuôi nhằm bảo đảm nguồn thu ổn định. Trong ảnh: Mô hìnhchăn nuôi heo của nông trường đang phát triển ổn định
Bên cạnh cây cao su, nông trường đã đa dạnghóa trồng trọt, chăn nuôi nhằm bảo đảm nguồn thu ổn định. Trong ảnh: Mô hìnhchăn nuôi heo của nông trường đang phát triển ổn địnhĐa dạng hóa trồng trọt, chăn nuôiVài năm trở về trước, cao su đượcxem là “vàng trắng” của người dân trong tỉnh, nhiều gia đình đã thoát nghèovươn lên khá giả từ cao su. Vì thế, không ít gia đình chỉ độc canh cây cao su.Nhưng rồi đến năm 2012, tiếp nối qua năm 2013, do ảnh hưởng của tình hình khókhăn của nền kinh tế toàn cầu, giá mủ cao su xuống thấp, nhiều gia đình chuyêntrồng cao su gặp khó khăn, phải tìm hướng mới cho phù hợp với thời cuộc. Nông trường TNXP cũng vậy, năm2005, nông trường trồng 40 ha cao su, nay đã được đưa vào khai thác. Trước tìnhhình khó khăn chung, cùng với việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trongchăm sóc vườn cây cao su, nâng cao tay nghề của đội viên trong khai thác, nôngtrường đã mạnh dạn thực hiện đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi để phát huy tối đalợi thế sẵn có của nông trường. Kết quả đến nay, nông trường đã có gần 4 ha vườnươm và nhân giống cây cao su, 20 ha chôm chôm và quýt được trồng từ vùng đồi sỏiđá đã cải tạo, 8 ha cây ca cao xen canh vườn cây điều, 4.000 cây mít nghệ cungcấp cho các nhà máy chế biến mít sấy, 10 ha cỏ thâm canh và bắp phục vụ cho việcchăn nuôi bò tại nông trường và cung cấp cỏ tươi cho các trang trại nuôi bò sữatại TP.HCM. Nông trường còn tiếp nhận các dự án nuôi thí điểm thủy sản để tận dụngnguồn nước mặt của nông trường từ đập thủy điện Phước Hòa. Bên cạnh mảng trồngtrọt, các phương án chăn nuôi bò sinh sản, chăn nuôi heo và gà thả vườn cũng đượctriển khai với các quy mô khác nhau. Riêng đàn bò sau khi xuất trại (quýI-2013) đã cho giá trị khoảng 130 triệu đồng…Dường như càng gian khó, sự quyếttâm cùng nhau “vượt bão” càng thể hiện rõ đối với gần 40 con người nơi đây. Nhữngsự đổi thay nhanh chóng của nông trường hôm nay đã chứng minh cho điều đó. Nâng cao tay nghềDưới mái nhà chung tại nông trườngnày hiện có 37 người đang cư ngụ. Tuy mỗi người mỗi hoàn cảnh nhưng đều thươngyêu nhau như một đại gia đình. Có lẽ vì thế mà đa phần họ đều gắn bó với nơinày từ những ngày đầu khai hoang, vỡ đất. Coi nông trường là mái nhà chung,ban lãnh đạo nông trường đã khuyến khích anh em học tập nâng cao trình độchuyên môn. Hiện nông trường có 11 người đang vừa học vừa làm, các ngành học chủyếu là điện, thú y, nông nghiệp. Anh Nguyễn Văn Vũ (quê Thái Bình), tổ trưởng tổkhai thác đang theo học ngành khoa học cây trồng (trường Đại học Tây Nguyên),cho biết: “Trước đây mình đã tốt nghiệp trường Cao đẳng Công nghiệp cao su, sau3 năm về đây công tác mình muốn được nâng cao tay nghề, có như vậy mới hướng dẫnanh em làm hiệu quả được”. Anh Nguyễn Phúc Yên Bình, Phó Giám đốc kỹ thuật nôngtrường, thành viên kỳ cựu của nông trường cũng sắp kết thúc 4 năm học khoa Nônghọc tại trường Đại học Tây Nguyên, chia sẻ: “Được sự khích lệ, động viên củaban lãnh đạo, anh em nông trường đều nỗ lực nhiều hơn. Sau nhiều năm gắn bó, giờmỗi ngày ở nơi này với tôi là một kỷ niệm. Anh em đi học đều có mong muốn pháttriển thêm về kỹ thuật để góp phần đưa nông trường ngày một đổi thay, tạo dựngmột cơ ngơi đầy đủ cả về vật chất lẫn tinh thần”. Theo anh Phạm Hồng Thắng, Phó Bíthư Tỉnh đoàn, Đội trưởng Đội TNXP, nông trường TNXP là đơn vị tự chủ về kinhphí, trong điều kiện thị trường nông sản, đặc biệt là giá cao su xuống thấp nhưhiện nay đã ảnh hưởng đến nguồn thu nhập của nông trường và đội viên. Tuy vậy,Đội TNXP vẫn luôn thể hiện sự đoàn kết gắn bó, chung tay vượt qua khó khăn, tìmlối ra thông qua việc đa dạng hóa các loại cây trồng, vật nuôi để giảm những rủiro do lệ thuộc vào cây cao su, tạo nguồn thu ổn định, bền vững trong tương lai.Kết quả có thể thấy được từ việc đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi này là trongnăm nay, nông trường sẽ có nguồn thu từ bán cỏ và bắp, sang năm sẽ có nguồn thutừ đàn bò, năm 2015 sẽ có thêm nguồn thu từ cây ăn trái và ca cao… THANH LÊ