Sau 2 ngày xét xử,ếnmỏtitanthànhcủamìnhnữdoanhnhânchiếmđoạttriệlịch đá dortmund hôm nay (17/4), TAND TP.HCM đã tuyên phạt bị cáo Trương Thị Kim Soan (50 tuổi, ngụ quận Phú Nhuận, TP.HCM) 18 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Theo cáo trạng, từ năm 2010 đến năm 2017, khi nắm được thông tin ông John Koon (quốc tich Úc) có nhu cầu mua mỏ khai thác titan Sao Mai tại huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận, Soan đã tiếp cận rồi đưa ông này đi gặp ông Nguyễn Văn H. (Giám đốc Công ty Sao Mai) và khảo sát mỏ.
Sau đó, lấy lý do nếu ông Jonh Koon trực tiếp thỏa thuận sẽ bị tăng giá, Soan đề nghị để bà ta đứng ra mua cổ phẩn Công ty Sao Mai, sau đó bán lại cho ông này.
Sau khi ông Koon đồng ý, Soan yêu cầu nạn nhân đưa tiền cho mình đi “lo việc”.
Cơ quan điều tra xác định tổng số tiền mà bị cáo chiếm đoạt của ông Jonh Koon là 3,2 triệu USD. Hiện, bị cáo đã nộp lại 20 tỷ đồng để khắc phục hậu quả.
Để thực hiện mua lại cổ phần của Công ty quản lý mỏ Sao Mai, Soan đã sử dụng pháp nhân Công ty Thiên Bình của ông Lê Quốc S. (sống chung như vợ chồng với Soan) để mua 100% cổ phần.
Sau đó, Soan ký hai hợp đồng chuyển nhượng cổ phần của Công ty Thiên Bình cho Công ty Happy Town (công ty của ông Koon sở hữu). Tiếp đó, bà ta thuê luật sư lập sơ đồ cấu trúc nhóm doanh nghiệp sở hữu cổ phần Công ty Sao Mai, để chứng minh Công ty Fortune Come Development (thuộc nhóm công ty của ông Jonh Koon) đã sở hữu thực tế 60% cổ phần Công ty Sao Mai.
Soan tiếp tục sử dụng 2 hợp đồng chuyển nhượng phần góp vốn có chữ ký giả của bà Wang Di, Giám đốc Công ty Happy Town (thư ký của ông Jonh Koon) và trực tiếp ký giả chữ ký của một cá nhân khác, làm thủ tục chuyển nhượng phần góp vốn từ Công ty Happy Town sang cho Soan và bà Lê Thị Sa (mẹ ruột bị cáo Soan). Sau đó, Soan làm thủ tục thay đổi đăng ký doanh nghiệp, loại trừ phần vốn góp của Công ty Happy Town tại Công ty Thiên Bình.
Bằng thủ đoạn này, Soan đã không cho ông Jonh Koon và công ty của ông này sở hữu bất kỳ cổ phần nào của Công ty Thiên Bình và mỏ Sao Mai.
Tiếp đó, Soan cung cấp văn bản sơ đồ cấu trúc nhóm doanh nghiệp sở hữu cổ phần Công ty Sao Mai và yêu cầu ông Jonh Koon chuyển tiền để xin giấy phép khai thác mỏ.
Sau khi hoàn tất các thủ tục, Soan đem mỏ khai thác titan Sao Mai bán cho 3 cá nhân, thu 50 tỷ đồng mà không hề báo cho ông Jonh Koon biết.
Sau khi rõ sự việc, ông Jonh Koon đã tới công an tố cáo hành vi lừa đảo của Soan.
Tại tòa, bị cáo Soan không đồng ý toàn bộ cáo trạng đã truy tố và cho rằng mình bị oan, vì bản thân không có bất cứ thoả thuận nào với ông Jonh Koon để mua bán mỏ Sao Mai.
Về việc nhận 3,2 triệu USD từ ông Jonh Koon, Soan nói cũng không phải là để mua mỏ Sao Mai mà là để đầu tư dự án mỏ khác (mỏ Tân Cẩm Xương).
Theo lời khai của Soan, bản thân bị cáo và ông Jonh Koon chỉ là hai nhà môi giới.
"Bị cáo là nhà môi giới ở Việt Nam, chuyên đi tìm các dự án khai thác khoáng sản để môi giới bán. Còn ông Jonh Koon là nhà môi giới ở nước ngoài, đi tìm các nhà đầu tư có nhu cầu mua dự án khoảng sản để mua" - bị cáo Soan khai.
Bị cáo này cũng phủ nhận việc dẫn ông Jonh Koon đến văn phòng của Công ty Sao Mai. Đồng thời, Soan cho biết có đưa ông Jonh Koon đi khảo sát mỏ Sao Mai nhưng chuyến đi này có rất nhiều người, trong đó ông Jonh Koon đi với tư các là nhà môi giới bên cạnh đại diện của công ty thăm dò cũng đi cùng khảo sát.
Về phía ông John Koon cho biết, trong suốt quá trình làm việc với Bộ Công an, đã cung cấp rất nhiều chứng cứ, chứng từ chuyển tiền đã được hợp pháp hoá lãnh sự để chứng minh cho tố giác của mình.
Ông Jonh Koon cũng khẳng định mình là nhà đầu tư, do số tiền đầu tư vào mỏ Sao Mai lớn nên đã cùng hợp tác với một người bạn ở Hồng Kông để cùng làm.
Xét thấy, hành vi của bị cáo là đặc biệt nguy hiểm, xâm phạm tới tài sản của người khác, gây mất trật tự xã hội, cần phải có bản án nghiêm khắc để răn đe, phòng ngừa chung nên HĐXX đã tuyên phạt bị cáo mức án như trên.