Thị trường bia không cồn đang phát triển nhanh chóng ở Hàn Quốc khi việc uống bia,ănhóanhậuởHànQuốcngàycàngcựcđnhận định ukraine rượu một mình ở nhà trở thành xu hướng sau dịch bệnh, theo Chosun Ilbo.
Trào lưu có tên homsultrong tiếng Hàn nổi lên nhanh chóng sau khi các quy định giãn cách, đóng cửa quán bar, nhà hàng khiến những cuộc vui đông người ngoài quán bị gián đoạn, cũng như càng ngày có thêm nhiều người Hàn Quốc trẻ tuổi sống độc lập.
Xu hướng ăn, uống một mình vốn xuất hiện từ lâu tại Hàn Quốc và càng trở nên phổ biến hơn dưới ảnh hưởng của dịch bệnh. Ảnh: SCMP. |
Một số lượng người tiêu dùng quan tâm đến sức khỏe cũng đang chọn loại thức uống này, cùng với những người muốn thư giãn, nhậu tại các địa điểm cắm trại mà không phải lo lắng chuyện bị say, không tự lái xe được trở về nhà.
Tháng 6/2021, nhận định của Bộ An toàn Thực phẩm Hàn Quốc từng chỉ ra homsuldẫn đến sự thay đổi trong việc tiêu thụ rượu, bia, đặc biệt là các loại rượu trái cây, bia không cồn.
“Khi việc nhậu tại nhà được ưa chuộng, có thể thấy rằng việc tiêu thụ bia trái cây đang từ một thức uống để thưởng thức vào những dịp đặc biệt sang loại uống thường xuyên tại nhà”, trích tuyên bố của cơ quan này.
“Hơn 69.000 tấn rượu trái cây đã được nhập khẩu trong năm 2020, tăng 30,4% so với năm trước đó và lượng tiêu thụ tăng đều đặn trong năm, không phải trong dịp cụ thể như Giáng sinh. Trong đó, các loại rượu trái cây dưới 10.000 won đặc biệt phổ biến”.
Những bên hưởng lợi lớn nhất từ xu hướng này là các công ty sản xuất rượu đến từ Chile, Tây Ban Nha, Đan Mạch, Italy, Pháp, Mỹ và Australia.
Bia không cồn, rượu trái cây có doanh số tăng cao tại Hàn từ khi dịch bệnh xuất hiện. Ảnh: Hani. |
Song, văn bản từ cơ quan này cũng có phần nội dung cảnh báo công chúng tránh đi quá đà với xu hướng mới, tránh biến uống rượu một mình phát triển thành thói quen có hại.
Theo hướng dẫn do Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Nông thôn Hàn Quốc công bố, các nghiên cứu trong các năm gần đây cho thấy 52,6% nam giới và 24,7% phụ nữ nước này uống rượu, bia ít nhất 1 lần/tháng.
Người tiêu dùng được khuyên nên tránh uống đồ có cồn quá mức để hạn chế các tác hại trực tiếp đến sức khỏe lẫn giảm thiểu tỷ lệ béo phì đang gia tăng nhanh chóng ở xứ kim chi.
Nhà nhân chủng học Hyun-joo Mo đánh giá văn hóa uống rượu bia vốn "cực đoan" của Hàn Quốc, càng trở nên nguy hiểm hơn trong thời kỳ dịch bệnh.
"Các áp lực về thất nghiệp, lương thấp, chi phí sinh hoạt cao sẵn có càng nghiêm trọng hơn. Nhiều người cảm thấy bị cô lập, chán nản, tuyệt vọng và tìm rượu giải sầu. Homsulcàng được hoan nghênh sau khi nhiều quán bar, CLB đêm, phòng hát karaoke phải đóng cửa vĩnh viễn vì không trụ nổi", Mo nói.
Mặt khác, các nhà sản xuất bia tại xứ kim chi cũng đang tung ra các loại bia không cồn của riêng họ để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng.
Tháng 4 năm ngoái, Heineken - hãng bia nhập khẩu số 1 tại Hàn Quốc - tung phiên bản bia không cồn.
HiteJinro và Lotte Chilsung Beverage cho ra mắt phiên bản mới của các loại bia không cồn sẵn có của họ, trong khi Oriental Brewery tung ra một loại bia không cồn mới có tên Cass 0.0 vào tháng 11 năm ngoái.
Hãng bia HiteJinro chứng kiến sự tăng trưởng bùng nổ về doanh số bán bia không cồn của mình vào năm ngoái. Doanh số bán hàng hàng năm của dòng này dao động từ 6 triệu đến 7 triệu lon kể từ năm 2012, đã tăng lên 21 triệu lon vào năm ngoái.
Theo Zing
Với sự phổ biến của "văn hóa sưu tầm" - hành động phát tán, trao đổi ảnh nhạy cảm, nhiều phụ nữ phải gánh chịu những hậu quả tâm lý, xã hội nặng nề mà không được pháp luật bảo vệ.