Dữ liệu từ chính phủ Nhật Bản cho thấy nhu cầu tìm việc của người trên 65 tuổi đã tăng gấp đôi trong vòng 10 năm. Khảo sát Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế năm 2022 cho thấy Nhật Bản có 52% dân số độ tuổi 65-69 tham gia thị trường lao động. Các công ty ở Nhật Bản cũng được yêu cầu tuyển dụng nhân viên đến 65 tuổi. Tỷ lệ người già tìm việc thành công ở mức 21% theo dữ liệu vào tháng 11/2023.
Liên hệ về câu chuyện việc làm ở Việt Nam,ổixinviệcvì bịchêgiàket quà bong da độc giả Hdphuongnhận định: "Nhìn Nhật Bản mới thấy cách tư duy và tuyển dụng lao động ở Việt Nam quá lãng phí nguồn lực lao động lớn tuổi có kỹ năng, kinh nghiệm làm việc. Điều này còn tự tạo ra áp lực lớn cho người lớn tuổi bị thất nghiệp nhiều, trong khi người lao động trẻ tuổi lại thiếu kinh nghiệm và kỹ năng làm việc. Tư duy tuyển dụng lao động bỏ phí lực lượng lao động lớn tuổi có kỹ năng, kinh nghiệm ở ta phải được thay đổi sớm, để không tạo áp lực cho xã hội, cho người lao động, cho cộng đồng".
Đồng quan điểm, bạn đọc Ngotrieuhonghacho rằng: "Người già Nhật Bản xem ra còn may mắn vì vẫn có thể tìm được việc làm. Còn người lao động ở Việt Nam khó khăn hơn nhiều. Khoảng 40 tuổi, người lao động Việt đã bị chê già, không doanh nghiệp nào muốn tuyển. Trong khi đó, phải hơn 60 tuổi (nam) và 55 tuổi (nữ) mới được hưởng chế độ hưu trí. Khoảng thời gian sau 40 tuổi mà ai bị thất nghiệp thì quả là bi đát".
"Không nói đâu xa, ở Việt Nam, 30 tuổi đã khó tìm việc hơn độ tuổi 20 rồi, chứ đừng nói đến 40 tuổi. Thị trường lao động Việt Nam có rất nhiều người muốn làm việc lâu năm nhưng các công ty lại chỉ tuyển người lớn tuổi rất hạn chế, đặc biệt là các tỉnh lẻ. Đó là lý do tại sao các thành phố như Hà Nội hay TP HCM luôn tập trung đông người vì dễ tìm việc và cũng không lo bị thất nghiệp", độc giả Hlenói thêm.
>> Xin việc tuổi 34 nhưng không nơi nào chịu nhận
Trong khi đó, với cái nhìn các về thị trường lao động ở Việt Nam, bạn đọc Namsencophân tích: "Quan trọng nhất vẫn là sức khỏe và năng lực làm việc của người lao động. Doanh nghiệp không phải là tổ chức từ thiện. Khi tuyển dụng, họ luôn phải cân nhắc đủ thứ. Nếu người lớn tuổi đáp ứng được yêu cầu công việc thì tôi tin các doanh nghiệp Việt vẫn tuyển dụng, vì chỉ phải trả lương thấp hơn, không phải đóng BHXH... Khách hàng của tôi đã 75 tuổi nhưng vẫn dùng máy tính tốt, nói tiếng Anh ào ào, và vẫn đi bộ ngoài công trường đấy thôi".
Để người lao động Việt không phải đối mặt với nguy cơ mất việc khi bước vào độ tuổi trung niên,độc giả Đọcnhấn mạnh: "Không phải may hay xui, mà ở đây người có chuyên môn sẽ khác. Tôi biết có những chuyên gia đầu ngành kỹ thuật, tài chính... muốn về hưu mà tập thể không muốn cho họ về, vì kinh nghiệm và kiến thức quá quý báu.
Còn nhiều người trẻ lại không chịu học hành, chỉ lo đàn đúm, nhậu nhẹt thì đến 40 tuổi còn chưa mất việc là may mắn lắm rồi. Không có chuyên môn thì ai cần bạn? 'Khôn không tới trẻ, khỏe không tới già'. Lúc trẻ bạn chỉ lo bán sức thì già không còn sức khỏe, lúc đó ai tuyển nữa?
Còn nếu chịu khó trau dồi kiến thức từ trẻ thì thời nào, tuổi nào bạn cũng vẫn sống được.
Tóm lại, muốn nâng cao vị trí thì bạn phải học trước đã, chứ không thể cứ ngồi chờ sung rụng. Muốn có thành tựu phải đặt mục tiêu và thực hiện nó. Không thể trả treo với cuộc đời theo kiểu 'cứ đưa việc đây rồi tôi mới học được'. Thời nào bạn cũng phải học để tìm việc về".
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.