Văn bản của UBND TP Hà Nội gửi Sở Quy hoạch- Kiến trúc; UBND quận Bắc Từ Liêm,àNộikhôngxemxétđiềuchỉnhquyhoạchkhuđôthịlich bundes UBND quận Tây Hồ liên quan đến phản ánh của báo chí về việc thay đổi quy hoạch tại Khu đô thị Ciputra (quận Tây Hồ và quận Bắc Từ Liêm).
UBND TP.Hà Nội cho biết cơ quan này nhận được văn bản của Sở quy hoạch- Kiến trúc và Đơn kiến nghị của cư dân Khu đô thị Nam Thăng Long (Ciputra). Theo đó, Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội có chỉ đạo: Trên cơ sở báo cáo của Sở quy hoạch- Kiến trúc về việc cư dân Ciputra chưa đồng thuận; đồng thời Cty TNHH Phát triển Khu đô thị Nam Thăng Long có văn bản gửi Viện Quy hoạch Xây dựng và UBND phường Xuân Đỉnh nêu quan điểm công ty sẽ giữ nguyên chức năng sử dụng đất của ô TM-13 là thương mại hỗn hợp theo quy hoạch chi tiết Khu đô thị Nam Thăng Long giai đoạn 2 tỷ lệ 1/500 đã được UBND TP.Hà Nội phê duyệt năm 2015. Vì vậy, Sở Quy hoạch- Kiến trúc có trách nhiệm thông báo cho các tổ chức, cá nhân về việc UBND TP không xem xét về việc điều chỉnh quy hoạch tại các ô đất TM-13 và P-14 nêu trên.
UBND TP không xem xét việc điều chỉnh quy hoạch tại các ô đất TM-13 và P-14 tại Khu đô thị Nam Thăng Long (Ciputra). |
UBND TP.Hà Nội cũng chỉ đạo giao cho Sở Quy hoạch- Kiến trúc chủ trì phối hợp với UBND quận Tây Hồ, UBND quận Bắc Từ Liêm và các đơn vị có liên quan đối thoại trực tiếp, công khai, minh bạch với cư dân Khu đô thị Nam Thăng Long để làm rõ nội dung cư dân và báo chí phản ánh, thông tin nội dung chỉ đạo nêu trên của UBND TP.
Trên cơ sở kết quả đối thoại với cư dân và thực tế quá trình chỉ đạo, giải quyết; Sở Quy hoạch- Kiến trúc tham mưu, đề xuất báo cáo UBND TP, dự thảo văn bản báo cáo thường trực Thành uỷ, Thủ tướng Chính phủ về giải quyết kiến nghị của cư dân và phản ánh của báo chí; thực hiện trước ngày 15/8/20119.
Trước đó, theo phản ánh, các hộ dân Ciputra (Khu đô thị Nam Thăng Long) đã có kiến nghị khẩn cấp về điều chỉnh quy hoạch kiến trúc một số lô đất thương mại, sân, vườn và đường nội bộ nay chuyển thành đất hỗn hợp thương mại, văn phòng, khách sạn và nhà ở cao tầng.
Cụ thể về vấn đề này, như VietNamNet đã thông tin, hàng trăm hộ dân sống tại Khu đô thị Ciputra rất bất bình, phản đối đề xuất điều chỉnh quy hoạch giai đoạn 2 của chủ đầu tư.
Với 2 ô đất trên, theo đề nghị của chủ đầu tư, ô đất P-14 diện tích 13.389m2 có chức năng là bãi đỗ xe tập trung nay xin điều chỉnh, chuyển sang hạ ngầm kết hợp kinh doanh thương mại, diện tích mặt đất để trồng xây xanh kết hợp đồng bộ với ô TM-13.
Còn tại ô đất TM-13 diện tích 54.977m2, vốn quy hoạch làm khu thương mại hỗn hợp, sân, vườn và đường nội bộ không có cư dân nay chuyển thành đất hỗn hợp thương mại, văn phòng, khách sạn và nhà ở cao tầng với dân số gần 3.000 người để cân đối từ ô đất I.B.29-NO sang.
Trong khi đó, ô đất I.B.29-NO có diện tích 35.420m2, quy hoạch năm 2004 để xây dựng nhà cao tầng nay chuyển sang nhà thấp tầng (5 tầng). Mật độ xây dựng từ 25,7% tăng lên khoảng 65%.
Đáng lưu ý là ô đất TM-13 trước quy hoạch 5 tòa (cao từ 5 đến 47 tầng) thì nay được đề xuất điều chỉnh tăng thành 8 tòa cao từ 45 đến 68 tầng.
Liên quan đến vấn đề này, trước đó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu UBND TP Hà Nội xem xét, xử lý phản ánh của báo chí về tình trạng phá vỡ quy hoạch tại những khu đô thị như Ciputra hay Đoàn Ngoại giao đều là những đô thị được coi là kiểu mẫu, đáng sống hiện đại tại Thủ đô.
Với thông báo mới nhất từ UBND TP Hà Nội, cư dân tại Ciputra cũng đặt vấn đề người dân không đồng ý điều chỉnh quy hoạch tại các ô đất theo đề nghị của chủ đầu tư đến nay UBND TP Hà Nội thông báo không xem xét về việc điều chỉnh quy hoạch tại các ô đất TM-13 và P-14. Vậy các ô đất còn lại thì sao? Có tiếp tục nghiên cứu điều chỉnh không?
Khu đô thị Ciputra Hanoi được đầu tư bởi Công ty TNHH Phát triển Khu đô thị Nam Thăng Long, một liên doanh giữa Tổng Công Ty Đầu tư và Phát triển Hạ tầng Đô thị Việt Nam (UDIC) và Tập đoàn Ciputra (Indonesia). Được giới thiệu là Khu đô thị quốc tế lớn nhất đầu tiên tại Hà Nội, đây cũng là khu đô thi mới đồng bộ đạt tiêu chuẩn quốc tế phát triển theo quy hoạch tổng thể của thủ đô. |
Hồng Khanh
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa yêu cầu UBND thành phố Hà Nội xem xét, xử lý phản ánh của báo chí về tình trạng phá vỡ quy hoạch tại hàng loạt khu đô thị được coi là kiểu mẫu, nơi đáng sống nhất thủ đô.