- TheềuứngviênGSPGSdựnglạihợpđồngdạymônnàythanhlýmônkhákeo truc tuyeno Chánh Thanh tra Bộ GD-ĐT Nguyễn Huy Bằng, trong quá trình kiểm tra, rất nhiều hồ sơ ứng viên GS, PGS không đảm bảo tiêu chuẩn. Một số không có hợp đồng hoặc không có thanh lí hợp đồng. Có trường hợp dựng lại hợp đồng giảng dạy từ những năm trước.
Ông Bằng cho hay: Những trường hợp chưa rõ về hồ sơ, thanh tra Bộ đã đề nghị ứng viên báo cáo giải trình những vấn đề cần phải làm rõ thêm. Đồng thời, gửi văn bản đề nghị các cơ sở giáo dục báo cáo về việc xác nhận giờ giảng cho ứng viên.
Trên cơ sở thông tin xác minh ban đầu, đoàn kiểm tra đề nghị thường trực Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước cùng với đoàn kiểm tra làm việc cụ thể với từng hội đồng ngành.
Kết quả là trong 94 hồ sơ kiểm tra thì 41 hồ sơ ứng viên không đảm bảo theo quy định và không được công nhận hoặc có đơn xin rút khỏi danh sách công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2017.
- Thưa ông, 41 hồ sơ ứng viên không được công nhận, chủ yếu mắc những lỗi vi phạm gì?
Theo quy định trong hồ sơ của ứng viên thỉnh giảng phải có hợp đồng, thanh lí hợp đồng và có nhận xét đánh giá của hiệu trưởng cơ sở giảng dạy.
Tuy nhiên, nhiều ứng viên trong hồ sơ thiếu hợp đồng, thiếu thanh lí hợp đồng, hoặc hợp đồng môn này nhưng lại thanh lí môn khác… Thậm chí, một số ứng viên dựng lại hợp đồng giảng dạy từ năm 2012 – 2013 – 2014 để tính vào thời điểm cuối năm 2017.
Cũng có ứng viên kê khai có giáo trình trong hồ sơ và được tính điểm, tuy nhiên khi xác minh giáo trình này lại chưa được hiệu trưởng chọn, trong khi theo quy định phải được thừa nhận lựa chọn để sử dụng.
Nhiều trường hợp ứng viên vi phạm quy định về thâm niên, như GS, PGS phải tính bằng giờ giảng đối với trình độ đại học, tức là phải dạy các lớp đại học, thạc sĩ hoặc tiến sĩ nhưng lại kê khai dạy chương trình bồi dưỡng thì giờ giảng đó là không đúng quy định pháp luật. Thậm chí, có những ứng viên giáo sư kê khai giờ giảng cao đẳng. Tuy nhiên, đó là sai quy đinh vì giờ giảng cao đẳng không thể coi là giờ giảng đại học được.
Hay có ứng viên khai dạy 72 tiết cho môn học nhưng khi kiểm tra chương trình thì sinh viên chỉ phải học 30 tiết. Đặc biệt, có trường hợp hồ sơ khai đề tài nghiên cứu khoa học nhưng khi kiểm tra hồ sơ thì không có quyết định được giao.
- Sau khi có kết quả thanh tra, các hội đồng và các ứng viên phản hồi với việc này ra sao, thưa ông?
Thực hiện nhiệm vụ Chính phủ và Bộ trưởng Bộ GD-ĐT giao, chúng tôi đã hết sức nỗ lực và làm việc nghiêm túc. Ứng viên nào đủ điều kiện thì phải bảo vệ, tạo diều kiện tối đa, còn ứng viên nào không bảo đảm đủ điều kiện thì mạnh dạn kiến nghị.
Với những người qua rà soát thấy có khả năng không đạt, chúng tôi phải làm việc với các hội đồng ngành để trao đổi và đề nghị hội đồng ngành thông báo đến từng ứng viên. Có những ứng viên đến ngày cuối cùng vẫn muốn giải trình thêm, chúng tôi vẫn chấp nhận, đảm bảo tính dân chủ.
Họ gửi lên những tài liệu bổ sung để mình chứng. Nhưng dưới góc độ của thanh tra thì những mình chứng đó lại không có giá trị lắm về mặt khách quan như chỉ là bản photo,...
Như vậy, trước khi đưa ra quyết định cuối cùng, các ứng viên cũng đã biết trước hết kết quả bản thân đạt hay không.
Thực sự, ai cũng muốn mình được, nhưng trong 41 người không đủ điều kiện có đến 20 người xin rút thì rõ ràng chính họ đã tự thấy mình không đủ điều kiện.
Thanh Hùng
Trong danh sách những ứng viên đạt chuẩn giáo sư, phó giáo sư sau rà soát, không có tên Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến và nhiều quan chức khác.