Thu hút nhân lực trẻ có trình độ cao ở nước ngoài về nước làm việc là một trong 5 nội dung phối hợp chính giữa Bộ GD-ĐT và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020.
Lễ ký kết Chương trình phố hợp công tác giữa ngành Giáo dục và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2020 vừa diễn ra chiều này,ộGDvàĐoànThanhniênbànchuyệnthuhútnhântàivềnướkeo truc tiếp 1/9.
Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ và ông Lê Quốc Phong, Bí thư thứ nhất TƯ Đoàn ký kết chương trình phối hợp giữa 2 ngành. Ảnh: Lê Văn. |
Theo đó, hai ngành sẽ tập trung nghiên cứu, đề xuất, hoàn thiện chính sách thu hút chuyên gia, trí thức người Việt Nam có trình độ cao ở nước ngoài về nước làm việc, nahát là nguồn nhân lực trẻ tham gia trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục và đào tọa, chuyên giao khoa học công nghệ, sản xuất, kinh doanh, khởi nghiệp, đào tạo các nhà lãnh đạo trẻ.
Nội dung phối hợp tiếp theo là tổ chức hoạt động tư vấn, hỗ trợ, phân luồng định hướng nghề nghiệp, khởi nghiệp, việc làm và tạo môi trường để học sinh, sinh viên học tập, rèn luyện tốt, góp phần phá triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
Bên cạnh đó, 2 ngành sẽ phối hợp đẩy mạnh hoạt động học tập, sáng tạo, nghiên cứu khoa học, nâng cao năng lực tiếng Anh, ứng dụng công nghệ thông tin và hội nhập quốc tế cho học sinh, sinh viên.
Hai ngành tiếp tục phối hợp trong việc giáo dục chính trị, tư tưởng học sinh, sinh viên.
Cuối cùng, hai ngành sẽ phsoi hợp các cơ quan truyền thông đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước về công tác giáo dục và đào tọa thế hệ trẻ, đặc biệt là công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ.
Phát biểu tại lễ ký kết, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định, 5 nội dung phối hợp chính giữa hai ngnàh đều xoay quanh việc phát triển 4 nội dung cơ bản nhất của học sinh, thanh niên Việt Nam là: Đức - Trí - Thể - Mỹ.
Bộ trưởng Nhạ cũng cho biết, sau lễ ký kết, các đơn vị được giao nhiệm vụ sẽ làm việc để định ra những công việc cụ thể, cả về vấn đề thời gian lẫn tài chính. Trong quá trình triển khai, hai bên cũng phải có sự trao đổi để tiếp tục điều chỉnh.
Ông Nhạ cũng khẳng định, thời gian qua, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã có nhiều hoạt động hiệu quả phối hợp với ngành giáo dục, song ông cũng mong muốn thời gian sắp tới, các chương trình sẽ được xây dựng gọn lại.
"Các cơ quan như Bộ GD và TƯ Đoàn sẽ làm công tác định hướng còn những công việc cụ thể nên giao cho các tỉnh đoàn, địa phương triển khai thực hiện" - Bộ trưởng Nhạ nói.
Cũng phát biểu tại lễ ký kết, ông Lê Quốc Phong, Bí thư thứ nhất TƯ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh khẳng định, sự phối hợp giữa Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và ngành Giáo dục là sự phối hợp hiệu quả nhất trong các ngành ở cấp trung ương. Điều này được thể hiện trong những kết quả đạt được trong thời gian vừa qua.
"Nội dung chương trình phối hợp được ký kết hôm nay có nhiều nội dung mới, bám rất sát tình hình thực tiễn. Do đó, chắc chắn việc ký kết hôm nay sẽ được cụ thể hóa thành những nội dung cụ thể trong thời gian tới, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của cả 2 ngành" - ông Phong nhấn mạnh.
Hà Phương