Trường đi trước,ămmôhìnhtrườngcôngthuhọcphícaonhấtởTPHCMnhưthếnànhận định arsenal vs bộ tiêu chí đi sau
“Mong muốn ngành giáo dục thành phố là xây dựng những ngôi trường có chất lượng tốt, với mức học phí thấp hơn nhiều so với trường quốc tế, để học sinh có cơ hội thụ hưởng chất lượng giáo dục tiên tiến, làm mũi nhọn để trường phấn đấu phát triển”- Sở GD-ĐT TP.HCM nhấn mạnh.
Năm 2005, lần đầu tiên Trường THPT Lê Quý Đôn (Quận 3) được Sở lựa chọn thí điểm thực hiện mô hình “Trường tiên tiến, theo xu thế hội nhập khu vực và quốc tế”.
Lý giải việc này, Sở GD-ĐT TP.HCM, cho hay “do có nhiều ưu điểm nổi trội khi đây là ngôi trường có tuổi đời lớn nhất của thành phố. Trong bề dày truyền thống của mình, trường đã đào tạo nhiều thế hệ học sinh xuất sắc, tham gia tích cực trong đa dạng các lĩnh vực để xây dựng và phát triển thành phố cùng cả nước. Trường THPT Lê Quý Đôn, thời điểm đó cũng có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên tốt, tích cực đổi mới, có cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, có uy tín cao với xã hội, thu hút được đông đảo học sinh…”.
Sau gần 10 năm thí điểm ở Trường THPT Lê Qúy Đôn, năm 2014, UBND TP.HCM mới ban hành bộ tiêu chí trường tiên tiến theo xu thế hội nhập khu vực và quốc tế. Năm 2015, UBND TP phê duyệt đề án thực hiện trường tiên tiến theo xu thế hội nhập khu vực và quốc tế ở 3 trường: THPT Lê Quý Đôn, THPT Nguyễn Du, và THPT Nguyễn Hiền.
Học phí đắt nhất trường công, tăng từ 3 lên 40 trường
Theo đề án, mức thu của mô hình trường tiến tiến gồm 3 khoản. Đầu tiên là học phí hiện hành với mức 120.000 đồng/tháng.
Khoản thu còn lại được thỏa thuận để đảm bảo các yêu cầu hoạt động thực hiện mô hình tiên tiến. Tuy nhiên, tổng mức thu thỏa thuận không quá 1.500.000 đồng/học sinh/tháng.
Mức thu này để tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, tăng cường tiếng Anh, học với giáo viên người nước ngoài, dạy các bộ môn năng khiếu, môn tự chọn, chương trình kỹ năng sống, chương trình ngoại khóa và đầu tư cơ sở vật chất cho mô hình tiên tiến, vật tư thực hành.
Ngoài ra, là các khoản thu thỏa thuận khác (bán trú, xe đưa rước,...) thực hiện theo các văn bản hướng dẫn của ngành Giáo dục và Tài chính.
Năm 2015, UBND TP.HCM đặt mục tiêu, đến cuối năm 2020 ở từng quận, huyện mỗi bậc học mầm non, tiểu học, trung học cơ sở có ít nhất 3 trường; có 2 trường trung học phổ thông theo mô hình trường tiên tiến theo xu thế hội nhập.
Sở GD-ĐT TP.HCM, cho hay đến nay, toàn thành phố có 40 trường hoạt động theo mô hình trường tiên tiến theo xu thế hội nhập khu vực và quốc tế. Cụ thể, bậc mầm non có 16 trường, cấp tiểu học có 13 trường, cấp THCS có 8 trường, cấp THPT có 3 trường. Ngoài ra một số trường được phê duyệt nhưng chưa triển khai do các nguyên nhân khách quan (gồm: 01 trường mầm non, 02 trường tiểu học và 02 trường trung học cơ sở). Hiện còn hơn 10 trường (7 trường mầm non) được các quận, huyện đăng ký triển khai mô hình trường tiên tiến thời gian tới.
Sở GD-ĐT TP.HCM đánh giá thế nào?
Sau 16 năm thực hiện, Sở GD-ĐT TP.HCM nhìn nhận, các cơ sở giáo dục xây dựng mô hình trường tiên tiến luôn được quan tâm, ưu tiên đầu tư cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy – học, đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, lẫn các cơ chế để nhà trường hoạt động thuận lợi.
Các trường tiên tiến cũng được yêu cầu rất cao về thực hiện chương trình giáo dục, đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp dạy – học, kiểm tra – đánh giá theo hướng hiện đại, tiên tiến, nhằm phát triển năng lực, phẩm chất, kĩ năng người học. Các trường tiên tiến là những cơ sở giáo dục tiên phong trong đổi mới, trong việc triển khai các nội dung chỉ đạo chuyên môn của ngành, là những hình mẫu để các nhà trường khác học tập, xây dựng và phát triển.
Để thực hiện chỉ đạo của thành phố về xây dựng và phát triển mô hình trường tiên tiến, các nơi đã đẩy mạnh hơn đầu tư hệ thống trường lớp nhằm đảm bảo đủ chỗ học cho con em trên địa bàn làm nền tảng để tiếp tục xây dựng và mở rộng mô hình trường tiên tiến; tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học, sau khi đầu tư hiệu quả cho các trường tiên tiến, tiếp tục mở rộng đầu tư cho các trường trên địa bàn.
Mô hình trường tiên tiến được xây dựng trên cơ sở những mục tiêu rất phù hợp với định hướng phát triển giáo dục hiện nay. Học sinh được giáo dục trong môi trường thoải mái, không gò ép, hướng đến phát triển năng lực, phẩm chất; được tổ chức đa dạng các hình thức học, học 2 buổi/ngày, học ngoài lớp học,... được định hướng đạt các chuẩn quốc tế, tiếp cận các phương pháp giảng dạy hiện đại (STEM, STEAM, AI, nghiên cứu khoa học,...).
Sĩ số học sinh/lớp thấp, thầy cô giáo được khuyến khích, tạo điều kiện để sáng tạo và phát triển, tiếp cận các phương pháp giảng dạy tiên tiến. Mô hình trường tiên tiến cũng xây dựng cơ chế thu phí công khai, minh bạch. Nhờ các khoản thu để thực hiện chương trình giáo dục được quy định cụ thể, nên việc thực hiện xã hội hóa thuận lợi..
(Số liệu và hình ảnh do Sở GD-ĐT TP.HCM cung cấp) |
Tuy nhiên, theo Sở GD-ĐT TP.HCM, hệ thống văn bản pháp lý của thành phố về mô hình trường tiên tiến chưa đầy đủ, rời rạc, không còn phù hợp với các quy định mới liên quan đến Luật Giáo dục 2019 và Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Nhu cầu mở rộng, triển khai thêm trường tiên tiến ngày càng cao, nhưng sĩ số học sinh/lớp là rào cản chính đối với các quận, huyện. Chỉ tiêu mỗi quận, huyện có ít nhất mỗi cấp học 1 trường tiên tiến chưa thể đạt được.
Ngoài ra, mức thu 1,5 triệu đồng/tháng được phê duyệt từ năm 2015 đến nay đã nảy sinh nhiều bất cập. Một phần do vật giá tăng, phần lớn đến từ những yêu cầu ngày càng cao đối với các hoạt động giáo dục (chỉ đạo dạy – học tiếng Anh với người bản xứ, học tiếng Anh - Tin học theo các chuẩn quốc tế, các hoạt động trải nghiệm, ngoại khó, giáo dục ngoài nhà trường, giáo dục STEM – STEAM, học sinh nghiên cứu khoa học,...)…
Minh Anh
Trong hơn 80 trường phổ thông tư thục ở TP.HCM do Sở GD-ĐT quản lý và giao chỉ tiêu tuyển sinh, học phí cao nhất 53 triệu/tháng thuộc về 1 trường phổ thông nằm ở huyện Bình Chánh.