Lời tòa soạn: Hơn thập kỷ sau 1975,ànhBưuđiệntrướcngàyđổimớiĐilênhaychấpnhậnđóinghèkèo bóng đá bet88 Bưu điện được xem là ngành nghèo và lạc hậu nhất. Thế nhưng, với tầm nhìn và tư duy đổi mới mạnh mẽ cùng hành động quyết liệt, Bưu điện đã "lột xác" trở thành ngành hiện đại ngang tầm thế giới, đóng vai trò là ngành kinh tế kỹ thuật quan trọng của đất nước. Hơn 30 năm qua, những bài học và kinh nghiệm đổi mới, đi thẳng vào công nghệ hiện đại, chuyển từ độc quyền sang cạnh tranh của ngành Bưu điện vẫn là câu chuyện mang đầy tính thời sự cho các ngành, các lĩnh vực của Việt Nam cũng như là hành trang của ngành thông tin - truyền thông tiếp tục bước vào kỷ nguyên 4.0 và chuyển đổi số. VietNamNet đã tìm lại các nhân chứng, lắng nghe các câu chuyện và giới thiệu với bạn đọc những bài học lịch sử của ngành.
Công nhân Bưu điện đang thực tập hàn nối cáp phục vụ mạng thông tin nội hạt năm 1976. Ảnh tư liệu |
Ngành Bưu điện thời Analog
Cũ kỹ, lạc hậu, rơi vào khủng hoảng là tình cảnh của ngành Bưu điện sau khi đất nước bước ra khỏi cuộc chiến tranh mang trên mình nhiều thương tích.
Ông Nguyễn Đoàn, nguyên Giám đốc Trung tâm Thông tin của Tổng cục Bưu điện nhớ lại: Vào những năm 70-80 của thế kỷ trước, các thiết bị tổng đài, vi ba các loại và hệ thống truyền dẫn cáp đồng xuống cấp nghiêm trọng, lại không có vật tư thay thế nên công tác bảo đảm thông tin phục vụ cho các cấp chính quyền và người dân vô cùng gian khổ. Mạng điện thoại hoạt động cầm chừng, tổng đài thường xuyên bị hư hỏng. Tổng đài Analog ở Hà Nội lúc bấy giờ cũng có mấy chủng loại của Liên Xô, Đức và cả của Pháp thu lại được sau khi giải phóng Thủ đô, đã sử dụng mấy chục năm. Sau ngày giải phóng đất nước 30/4/1975, Ty Bưu điện TP.HCM là đơn vị tiếp quản mạng lưới thông tin do chế độ cũ để lại. Đặc trưng của hệ thống thông tin lúc ấy là các tổng đài cơ khí ngang dọc, từng nấc và các máy vi ba sóng ngắn, vi ba siêu cao tần… phục vụ cho việc liên lạc điện thoại, điện báo (moóc, teletip, telex) trong nước và quốc tế.
Các tổng đài analog vẫn phải dùng nhân công. Một cuộc điện thoại đến thì nhân viên tổng đài sẽ nghe máy sau đó rút phích cắm để nối tiếp cuộc gọi này đến người nghe. Các phích cắm dùng lâu bị hỏng nên nhà máy Thiết bị Bưu điện phải gia cố lại nhưng cũng chỉ được một thời gian lại hỏng tiếp. Chất lượng cuộc gọi lúc đó rất tậm tạch nghe câu được câu chăng nên mới có khái niệm “nghe từ đoán ý người nói”. Thậm chí, người gọi và người nghe cảm giác như có người thứ ba đang nghe cuộc gọi của mình.
Thời điểm đó, máy điện thoại phục vụ chủ yếu cho các cơ quan, các cấp chính quyền và một số cán bộ cấp cao. Trụ sở của Tổng cục Bưu điện tại 18 Nguyễn Du, Hà Nội lúc bấy giờ cũng được trang bị 1 máy điện thoại từ thạch và có 1 nhân viên trực tổng đài. Mỗi lần muốn thực hiện cuộc gọi phải quay tay xè xè chứ không bấm số dễ dàng như bây giờ.
Khi người dân có nhu cầu liên lạc, phải đến các điểm giao dịch bưu điện để đăng ký cuộc gọi và chờ đến lượt. Không ít trường hợp người đăng ký cuộc gọi đi quốc tế phải chờ hàng tuần, khi cuộc gọi sắp thông, người đăng ký sẽ được bưu điện gửi giấy thông báo và đến bưu cục đã đăng ký chờ được nói chuyện với bên kia. Ngay cả máy điện thoại của các cơ quan cũng vậy, mỗi khi cần liên lạc và trao đổi với một máy điện thoại cơ quan khác ở ngoài tỉnh thì phải có động tác quay số 16 để đăng ký cuộc gọi. Do công nghệ lạc hậu nên cuộc gọi lúc bấy giờ được tiếp nhận qua bàn điện thoại viên đường dài. Việc dùng điện thoại quá khó khăn như vậy nên phương tiện liên lạc của người dân lúc đó thường là qua thư hoặc điện tín (Telex).
“Lúc ông nội mất, tôi phải đánh điện khẩn cho bố ở Trực Ninh về Vụ Bản (Nam Định) chỉ có hơn 20 km. Tôi ra bưu điện gửi bức điện tín đến huyện Trực Ninh và nhân viên bưu điện in ra gửi đến nhà nhưng khi bố tôi nhận được điện về đến nơi thì đã mai táng xong. Sau này hỏi ra mới biết Tổng đài điện báo đang có cuộc thi điện báo viên giỏi nên người ta dừng việc chuyển điện tín”, ông Nguyễn Đoàn nhớ lại.
Trong ký ức của thầy giáo Bùi Tuấn, giáo viên của trường Trung học Việt Trì, cho đến năm 1992, để đánh được một bức điện giá rất đắt nên người gửi phải tính kỹ để cắt giảm chữ. “Mẹ đi thăm anh trai tôi ở Hà Nội gặp trời lạnh. Vì vậy, ông anh ra bưu điện gửi bức điện tín cho tôi với nội dung “Em gửi áo bông cho bà”. Nhưng để tiết kiệm chỉ cần đánh bức điện “áo bông bà” cho bớt tiền” thầy Tuấn chia sẻ.
Trăn trở trước ngày đổi mới
Ông Mai Liêm Trực, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện hồi tưởng lại, thời điểm đó Việt Nam lâm vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng và toàn diện, một phần do hậu quả của chiến tranh tàn khốc, một phần là hệ quả của nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp. Bước ra khỏi chiến tranh, một vạn chiến sĩ giao bưu, giao liên, vô tuyến điện viên, thợ dây, thợ máy… hi sinh. Tổng số thuê bao điện thoại chỉ xấp xỉ 100.000, trong đó Hà Nội có khoảng 10.000 thuê bao, TP.HCM có khoảng 30.000 thuê bao. Mạng lưới viễn thông nhỏ bé sử dụng hoàn toàn công nghệ Analog. Đời sống cán bộ, công nhân viên ngành gặp rất nhiều khó khăn. Đất nước không chỉ bị cấm vận về kinh tế mà còn bị cấm vận về công nghệ, viễn thông, mã 84 của Việt Nam bị khóa…
Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh thăm gian trưng bày của ngành Bưu điện tại triển lãm "Thành tựu nền kinh tế quốc dân" năm 1986. Ảnh tư liệu |
Trong chiến tranh, lòng yêu nước, ý chí cách mạng, sự dũng cảm của người Bưu điện đã được thử thách. Nhưng bước vào giai đoạn sau 10 năm giải phóng, toàn ngành phải đối mặt với những thử thách mới. Đi lên hay chấp nhận đói nghèo, tụt hậu; làm sao để đi lên, để phát triển là câu hỏi mà những cán bộ - từ cơ sở tới lãnh đạo - luôn suy tư, trăn trở.
“Luồng gió của tư duy đổi mới, nói thẳng nói thật đã đến với ngành Bưu điện Việt Nam. Từ người lao động đến lãnh đạo đều thấm nhuần và vận dụng rất sáng tạo vào thực tiễn phát triển với sự xả thân, dám nghĩ dám làm. Tôi muốn nhấn mạnh đến nguyên Tổng Cục trưởng Tổng cục Bưu điện Đặng Văn Thân, người đã có công rất lớn cho tư duy đổi mới này”, ông Mai Liêm Trực kể lại.
Theo thống kê của Ban Viễn thông của VNPT, đến năm 1991 dịch vụ vẫn chủ yếu là điện thoại khai thác nhân công và điện báo truyền thống, kinh doanh kém hiệu quả. Cả nước mới có 140.000 thuê bao điện thoại, mật độ điện thoại là 0,18 máy/100 dân và doanh thu toàn ngành vẻn vẹn 483 tỷ đồng.
Theo như ông Nguyễn Đoàn thì “Bưu điện là ngành nghèo và lạc hậu nhất trong các ngành của Việt Nam lúc bấy giờ. Nhiều cán bộ đã bỏ sang các ngành khác. Doanh thu chủ yếu đến từ mấy dịch vụ phát hành báo chí và bán tem thư, nếu bám vào mấy dịch vụ đó thì làm sao có thể sống nổi. Trong hoàn cảnh đầy khó khan đó, Tổng cục trưởng Đặng Văn Thân đã có quyết định táo bạo là làm cuộc cách mạng đi thẳng vào công nghệ hiện đại, chuyển từ analog sang digital”.
Bài 2:Chuyển đổi từ Analog sang Digital: Sức mạnh của tư duy đổi mới
Thái Khang
Cục Viễn thông cho biết, giấy phép cũ của VNPT đã hết hạn, đang làm thủ tục gia hạn mới. Tập đoàn Viettel và MobiFone được gia hạn giấy phép thử nghiệm 5G đến tháng 1/2021 và tháng 5/2021.