Danh Mục Hiện Tại: Danh Mục:Trang Chủ >Ngoại Hạng Anh >Vai trò lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi_tỷ số leed

Vai trò lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi_tỷ số leed

2025-01-13 04:03:53 Nguồn:88CasinoOnlineTác Giả:World Cup View:146lượt xem

 Ngày 2/9/1945,òlãnhđạocủaĐảnglànhântốquyếtđịnhmọithắnglợtỷ số leed tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. (Ảnh: Nguyễn Bá Khoản/Tư liệu TTXVN)

Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, đánh dấu bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam.

Trải qua hơn 90 năm xây dựng và trưởng thành, lấy chủ nghĩa Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vượt qua muôn ngàn khó khăn, thử thách, làm nên những thành tựu vĩ đại trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.

Từ cao trào cách mạng 1930-1931 đến Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử mùa Xuân 1975

Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo và Luận cương chính trị năm 1930 của Đảng xác định con đường độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội là ngọn cờ tập hợp sức mạnh và trí tuệ toàn dân tộc, làm nên những sự tích thần kỳ, những chiến công hiển hách trong thế kỷ XX: Vừa ra đời, Đảng ta đã tổ chức và lãnh đạo cao trào cách mạng 1930-1931, mà đỉnh cao là Xô Viết -Nghệ Tĩnh.

Vượt qua khủng bố trắng, Đảng ta đẩy tới cao trào đòi dân sinh, dân chủ (1936-1939) và cao trào giải phóng dân tộc (1939-1945) dẫn đến cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công.

Lần đầu tiên trong lịch sử của các dân tộc thuộc địa, nửa phong kiến, một đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền trong toàn quốc.

Cách mạng tháng Tám, với sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là sự kiện quan trọng bậc nhất, mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam - kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; mở ra thời đại mới trên đất nước Việt Nam - thời đại Hồ Chí Minh quang vinh.

Tiếp đó, Đảng đã lãnh đạo toàn dân tiến hành cuộc kháng chiến đầy hy sinh gian khổ chống thực dân Pháp quay trở lại hòng áp đặt ách nô lệ trên đất nước ta một lần nữa.

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược kéo dài 9 năm đã kết thúc bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “chấn động địa cầu.” Đây là “lần đầu tiên trong lịch sử, một nước thuộc địa nhỏ yếu đã đánh thắng một nước thực dân hùng mạnh.”

Xe tăng quân Giải phóng tiến vào chiếm Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975. (Ảnh: Trần Mai Hưởng/TTXVN)

Thực dân Pháp rút, đế quốc Mỹ thay chân thực dân Pháp trực tiếp xâm lược nước ta. Đảng ta đã lãnh đạo đất nước thực hiện 2 chiến lược cách mạng: xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ vững chắc hậu phương lớn ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử mùa Xuân 1975, kết thúc 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, thu giang sơn về một mối.

Thắng lợi của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là một trong những trang chói lọi nhất trong lịch sử dân tộc và là một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc.

Từ khôi phục và phát triển kinh tế đến công cuộc đổi mới đất nước

Sau ngày đất nước thống nhất, cả nước sôi nổi thực hiện kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế. Với những hậu quả của chiến tranh, những khó khăn thử thách mới phát sinh, nhất là nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc rất nặng nề, cùng với những sai lầm, khuyết điểm, chủ quan nóng vội trong cải tạo xã hội chủ nghĩa, chậm chuyển đổi cơ chế quản lý đã làm cho đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế-xã hội vào cuối những năm 70.

Để vượt qua khó khăn, thử thách, Đảng đã thẳng thắn đánh giá tình hình và tìm phương hướng khắc phục. Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IV (9/1979) đã chủ trương “Phải sửa đổi và cải tiến các chính sách hiện hành, nhất là chính sách về lưu thông, phân phối, nhằm làm cho sản xuất bung ra.” Có thể coi đây là chủ trương khởi đầu của quá trình tìm tòi con đường đổi mới ở Việt Nam.

Đại hội V (3/1982) của Đảng chủ trương tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, thừa nhận sự tồn tại thực tế của nhiều thành phần kinh tế, điều chỉnh bước đi và quy mô của quá trình công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa và coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu.

Quá trình tìm tòi đường lối đổi mới diễn ra từ rất sớm và trên thực tế đã thực hiện đổi mới từng phần từ khi có Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 6 khóa IV, số 20-NQ/TW về tình hình và nhiệm vụ cấp bách (9/1979); Chỉ thị 100 của Ban Bí thư về khoán trong nông nghiệp (13/1/1981); Quyết định 25-CP của Chính phủ về đổi mới quản lý trong kinh tế quốc doanh (21/11/1981); Nghị quyết Đại hội V của Đảng (3/1982); Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 8 khoá V (6/1985) về giá-lương-tiền.

Và đến Đại hội VI của Đảng (12/1986) đường lối đổi mới đất nước đã được hoạch định trên những mặt căn bản.

Đường lối đổi mới xác định kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, tập trung vào đổi mới cơ cấu kinh tế, điều chỉnh chủ trương cải tạo xã hội chủ nghĩa, thừa nhận và thể chế hoá sự tồn tại của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần.

Từ sau Đại hội VI (12/1986) Đảng và nhân dân đã tập trung thực hiện đường lối đổi mới. Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (5-4-1988) hoàn thiện cơ chế khoán trong nông nghiệp, hộ nông dân trở thành đơn vị kinh tế tự chủ. Hội nghị Trung ương lần thứ 6 khoá VI (tháng 3/1989) nêu rõ những nguyên tắc chỉ đạo công cuộc đổi mới và đề ra những chủ trương chính sách lớn, đồng bộ để giải quyết những vấn đề kinh tế, xã hội.

Đại hội lần thứ VII của Đảng (6/1991) đánh dấu bước trưởng thành mới của Đảng. Đây là lần đầu tiên Đảng thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Sau Đại hội VII, Đảng ta từ thực tiễn của công cuộc đổi mới tiếp tục làm rõ nhiều vấn đề lớn đặt ra như xây dựng, củng cố Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; chỉnh đốn Đảng, đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng; làm rõ nội dung công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn...

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (6/1996) đã tổng kết 10 năm đổi mới. Đại hội VIII đánh dấu một bước ngoặt quan trọng chuyển đất nước ta sang một thời kỳ phát triển mới - thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng một nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu mạnh, công bằng, văn minh, vì hạnh phúc của nhân dân, vì tình hữu nghị và sự hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.

Đại hội IX của Đảng (4/2001) là Đại hội của trí tuệ, dân chủ, đoàn kết, đổi mới, thể hiện ý chí kiên cường và niềm hy vọng lớn lao của cả dân tộc trong thời điểm trọng đại bước vào thế kỷ mới.

Một trong những nội dung quan trọng của Đại hội X của Đảng (4/2006) là nhìn lại khái quát 20 năm đổi mới. Trong báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đã nhận định: “Hai mươi năm qua, với sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, công cuộc đổi mới ở nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử...”

Đại hội lần thứ XI của Đảng (tháng 1/2011), tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới đất nước.

Từ thực tiễn chỉ đạo, lãnh đạo, Đại hội rút ra một số bài học kinh nghiệm. Đó là phải luôn kiên trì thực hiện đường lối và mục tiêu đổi mới, kiên định và vận dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh; coi trọng chất lượng, hiệu quả tăng trưởng và phát triển bền vững; coi trọng việc kết hợp chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội...

Kinh tế tăng trưởng khá, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từng bước hình thành, phát triển. Trong ảnh: Dầu khí là ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp nhiều vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)

Đại hội lần thứ XII của Đảng (tháng 1/2016) được tổ chức sau 30 năm toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta thực hiện công cuộc Đổi mới kể từ Đại hội Đảng lần thứ VI (tháng 12/1986).

Sau 35 năm đổi mới, nước ta đã giành được những thành tựu quan trọng về kinh tế-xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại và sự ổn định chính trị. Đường lối đổi mới vừa hợp quy luật, hợp lòng người nên đã nhanh chóng đi vào cuộc sống, khơi dậy sự sáng tạo của mọi cấp, mọi ngành, mọi đơn vị, mọi người, tạo nên sức mạnh của dân tộc.

35 năm qua, nền kinh tế không chỉ tăng trưởng về quy mô mà chất lượng tăng trưởng cũng được cải thiện. Sau giai đoạn đầu đổi mới (1986-1990), mức tăng trưởng GDP bình quân hằng năm chỉ đạt 4,4%. Giai đoạn 1996-2000, tốc độ tăng GDP đạt 7%.

Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII đến nay, với sự điều hành quyết liệt và quyết tâm cao của Chính phủ, Việt Nam đã từng bước đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, biểu hiện ở việc tốc độ tăng GDP bình quân giai đoạn 2016-2019 đạt mức 6,8%, đạt mục tiêu tăng trưởng bình quân 6,5% đến 7% của kế hoạch 5 năm 2016-2020.

Mặc dù năm 2020, kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19 nhưng nền kinh tế vẫn tăng trưởng gần 3%, là một trong những nước hiếm hoi có tăng trưởng dương trong khu vực và trên thế giới.

Quy mô nền kinh tế được mở rộng đáng kể, GDP đạt khoảng 262 tỷ USD vào năm 2019, tăng 18 lần so với năm đầu đổi mới, thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 2.800 USD/người và thuộc các nước có mức thu nhập trung bình trên thế giới.

Chất lượng tăng trưởng được nâng cao, năng suất lao động tăng từ 4,3%/năm giai đoạn 2011 - 2015 lên 5,8%/năm giai đoạn 2016-2020, đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) bình quân 5 năm 2016-2020 đạt khoảng 45,2% (mục tiêu đề ra là 30 đến 35%).

Tất cả những điều ấy chứng tỏ một đường lối chính trị đúng đắn sẽ có một sức sống to lớn trong đời sống xã hội, trong sự nghiệp lãnh đạo của Đảng.

Những thành tựu đó một lần nữa khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam là tổ chức, là lực lượng duy nhất lãnh đạo cách mạng, cùng dân tộc Việt Nam làm nên những thành tích vẻ vang trong suốt hơn 90 năm qua./.

Theo TTXVN

Tác Giả:Ngoại Hạng Anh
------------------------------------
Kèo Nhà Cái
Hình Ảnh
Tin HOT Nhà Cái