Chia sẻ về hoàn cảnh gia đình mình,ẹtrẻungthưxincộngđồngcứucontraituổibịsuythậnmạtỷ lệ keonhacai người mẹ trẻ chưa đầy 30 tuổi ròng ròng nước mắt. Vợ chồng chị Dương Huỳnh Chi vốn chỉ làm công nhân, lương ba cọc ba đồng, sống nhờ trên đất cha mẹ chị.
Đầu năm 2015, đôi vợ chồng trẻ hạnh phúc chào đón con trai đầu lòng, đặt tên là Châu Dương Khang. Đứa trẻ lanh lẹ, cất tiếng khóc oe oe khiến căn nhà vách lá cũng trở nên đầy sức sống. Thế mà, điều kỳ lạ trên cơ thể con dần biến thành nỗi đau dai dẳng.
Em bé Châu Dương Khang phải chạy thận từ khi mới lên 3. |
Từ ngày mẹ bệnh, chỉ có bà ngoại đưa Khang đi viện. Đứa trẻ sợ hãi, dè dặt trước người lạ. |
Lúc đó bé Khang mới 1 tuổi, cả người con bỗng sưng phù, bụng cũng phình to. Vợ chồng chị Chi đưa con đi bệnh viện thăm khám, bác sĩ nói con bị hội chứng thận hư. Mặc dù đã chạy chữa nhiều loại thuốc, nhưng do cơ thể nhỏ bé của con không đáp ứng nên bệnh tình trở nên nghiêm trọng rồi chuyển sang suy thận.
“Từ lúc 3 tuổi, bé Khang đã phải chạy thận cho đến nay. Hiện tại, mỗi tuần con lên viện chạy thận 3 lần. Con cũng đã trải qua nhiều đợt mổ, rồi những mũi kim tiêm, ống truyền liên tục khiến tay con bị viêm loét. Thậm chí, có thời điểm con bị tràn dịch màng phổi, chúng tôi còn sợ là không thể giữ được con nữa”, chị Chi tâm sự.
Dương Khang 5 tuổi mà đen nhẻm, nhỏ thó như em bé mới lên 3. Từ nhỏ, không gian của con chỉ bó hẹp gồm nhà và bệnh viện. Người thân vì thế cũng chỉ xoay quanh ba mẹ và ông bà ngoại. Vợ chồng chị Chi chưa dám nghĩ đến việc sinh đứa con thứ 2 vì muốn dồn tâm sức để chăm sóc cho Dương Khang.
Thế nhưng, sự bất hạnh của gia đình chưa dừng lại ở đó. Đầu năm nay, chị Chi đi khám, phát hiện mắc phải căn bệnh ung thư vú.
“Tôi thấy một bên ngực sưng to bất thường nên tranh thủ nhờ chồng chở đi khám. Nghe bác sĩ thông báo bị ung thư vú giai đoạn 2, tôi ngã khuỵu. Điều đầu tiên tôi nghĩ đến là: “Nếu mình chết ai sẽ chăm sóc cho con trai bệnh tật?”. Chồng tôi còn phải lo kiếm tiền, mà cha mẹ đều đã già rồi”, chị Chi gạt nước mắt.
Vì chậm điều trị, bệnh của chị Chi diễn tiến nặng hơn. |
Băng gạc không đủ thấm dịch mủ, mỗi ngày chị phải dùng 2 chiếc bỉm của con để không bị chảy ra áo. |
Chị quyết định xin bác sĩ cho về vì muốn dành tiền cho con đi chạy thận đúng thời hạn. Cũng từ ngày chị phát bệnh, không thể đưa con trai đi viện như trước, đứa nhỏ ngây thơ khóc nháo đòi mẹ suốt cả đoạn đường từ Đồng Nai lên Bệnh viện Nhi đồng 2, nhưng chị đành bất lực. Thương con nhỏ dại, chị cậy nhờ người mẹ già: “Nếu con chết xin mẹ hãy lo cho bé Khang”.
Hơn 1 tháng sau, cục bướu sưng to hơn, bên ngực phải của chị bắt đầu bị lở loét, nước dịch lẫn mủ chảy liên tục, tanh hôi. Anh Vinh, chồng chị thương quá ép đi điều trị. Lúc này bệnh đã tiến triển đến giai đoạn 3.
Trước đây, một mình anh Vinh làm công nhân, tháng nào tăng ca cũng kiếm được 8 triệu đồng. Nhưng năm nay dịch bệnh triền miên, công việc bấp bênh, thu nhập của anh giảm hơn phân nửa. Khoảng 4-5 tháng nay, anh thường xuyên phải nghỉ làm để chở vợ lên Bệnh viện Ung bướu hóa trị nên đành nghỉ công việc cố định.
Những ngày rảnh anh đi làm mướn, ai kêu gì làm nấy, thu nhập chẳng được bao nhiêu. Trong khi mỗi tháng, tiền viện phí, thuốc thang, đi lại để chữa bệnh cho vợ con anh đều vượt quá chục triệu đồng. Nhiều lúc, anh cảm thấy bản thân vô dụng, bất lực trước bệnh tật của vợ và con, mà gia đình anh chẳng có ai khá giả để cậy nhờ.
Nhiều đêm, nhìn đứa trẻ nằm trên người mẹ ngủ ngon lành, anh Vinh ước bệnh tật chỉ là trong giấc mơ. Gia đình ai cũng khỏe mạnh, vui tươi thì thực tốt biết bao!
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: