Những ngày người dân Hà Nội đang thực hiện theo Chỉ thị 17-CT/UBND của UBND Thành phố Hà Nội mới ban hành ngày 23/7/2021,ẹnguykịchvìbiếnchứnghậusảnconthơđỏhỏnkhátsữakhócngặtỉ số costa rica ở một phòng trọ cũ gần Bệnh viện Bạch Mai, anh Đinh Trọng Lực (SN 1988, quê Nghệ An) thấp thỏm khi nghĩ tới tính mạng vợ mình đang bị đe doạ sau khi sinh con đầu lòng.
Vừa sinh con, người mẹ rơi vào nguy kịch vì biến chứng hậu sản |
Anh Lực kết hôn với chị Nguyễn Thị Kiều Trinh (SN 1995) hơn 1 năm nay. Cuộc sống gặp nhiều khó khăn nhưng với bản tính chăm chỉ, hiền lành, anh chị động viên nhau cùng chịu khó làm ăn, lo cho tương lai con cái.
Niềm hạnh phúc đến với gia đình khi chị Trinh mang thai. Quá trình ban đầu không có bất cứ trở ngại nào. Tuy nhiên, đến thời điểm thai được 4 tháng, chân tay chị Trinh sưng lên.
Anh Lực đưa vợ đi khám thì được các bác sĩ thông báo, vợ anh bị chứng tiền sản giật rất nguy hiểm, có nguy cơ cao gây tử vong cả mẹ lẫn con, gia đình cần chú ý theo dõi sát sao hơn. Nhận thông tin về tình hình sức khoẻ mình, bản thân chị Trinh rất lo lắng, sợ con gặp hiểm nguy.
Đến khi thai phát triển ở tháng thứ 8, người phụ nữ khốn khổ ấy bắt đầu thấy mệt mỏi hơn bình thường. Anh Lực nhanh chóng đưa vợ đến Bệnh viện đa khoa huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An). Qua đánh giá sơ bộ, các bác sĩ nhận định, chứng tiền sản giật đang gây nguy hiểm cho mẹ con chị Trinh và chỉ định mổ gấp cứu con.
Trước lúc phẫu thuật, người mẹ vẫn chỉ một mực nghĩ tới con, đồng thời gọi với lại dặn dò chồng gắng lo cho con. Trải qua ca mổ đầy nguy hiểm vào ngày 23/5/2021, đứa trẻ chào đời an toàn dù thiếu tháng. Đón con trong nước mắt, anh Lực đặt tên con là Đinh Trọng Nhân với mong mỏi con sẽ thành người, sống khoẻ, mang tấm lòng nhân ái.
Bé Đinh Trọng Nhân thiếu vắng hơi ấm của mẹ từ lúc lọt lòng |
Tuy nhiên, đằng sau niềm vui đón con chào đời bình an, anh lại nhận “hung tin” vợ mình rơi vào trạng thái nguy kịch. Chị Trinh bị nhiễm khuẩn máu, phải tiến hành lọc máu ở Bệnh viện Sản nhi tỉnh Nghệ An. Sau hơn 10 ngày điều trị, tình hình vẫn không khả quan hơn, thậm chí căn bệnh biến chứng thành suy gan, suy thận, viêm dạ dày, viêm túi mật. Chẳng còn cách nào khác, anh Lực đành gửi con cho nhà mẹ vợ để cùng vợ ra Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) điều trị tiếp.
Con nhỏ bơ vơ, khóc ngặt vì khát sữa
Bố mẹ ra Hà Nội điều trị, bé Trọng Nhân ở nhà với dì và bà ngoại. Những ngày tháng đầu tiên của cuộc đời, đứa trẻ tội nghiệp ấy chưa được nổi 1 lần cảm nhận hơi ấm người mẹ. Không những thế, Nhân còn không đủ sữa bú hàng ngày. Dì cháu phải bế đi xin sữa từ những người mẹ trong xóm nhưng cũng không đủ.
Chứng kiến cảnh đứa trẻ tội nghiệp khóc lả vì đói khát, bà con làng xóm cũng lực bất tòng tâm. Trong khi đó, tại Bệnh viện Bạch Mai, chị Trinh phải chiến đấu với bệnh tật, giành giật sự sống từng giây.
Do tình hình dịch bệnh phức tạp, anh Lực không thể vào chăm vợ mỗi ngày, chỉ được vào khi bác sĩ gọi thông báo tình hình của vợ. Ở bên ngoài, lòng anh như lửa đốt. Mỗi lúc rảnh anh lại gọi điện về nhà hỏi thăm tình hình con. Những điều khổ tâm trong lòng anh cũng không dám thổ lộ với gia đình bên vợ. Điều anh lo lắng là chi phí điều trị cho chị Trinh từ tuyến tỉnh đã lên đến hơn 100 triệu đồng.
Mẹ con bé Đinh Trọng Nhân khẩn cầu sự giúp đỡ của bạn đọc |
Để chữa bệnh cho vợ, anh Lực đã phải đi vay mượn khắp nơi. Kinh tế gia đình vốn khó khăn, bản thân anh trước đây làm phụ hồ, giờ lại nghỉ việc chăm vợ, không còn kiếm được tiền nữa. Chưa kể, anh vẫn đang nuôi người mẹ già yếu ngoài 80 tuổi bị tai biến, tiểu đường nằm một chỗ.
Vét sạch túi cũng chỉ còn vài chục ngàn lẻ để ăn uống, chi tiêu qua ngày, nghĩ tới cảnh vợ đứng trước cơn nguy kịch, anh lặng người, rưng rưng: "Từ lúc sinh con đến nay, vợ tôi chưa có một phút được ôm con vào lòng. Nay tình trạng không mấy khả quan, gia đình thì nghèo khó, tôi làm chồng mà bất lực, đau xót quá".
Những chỗ vay được, anh Lực đã hỏi vay cả, giờ không còn biết xoay sở ra sao. Ở Hà Nội đang giãn cách, anh không quen biết ai để kêu cứu. Anh chỉ sợ điều bất trắc xảy đến với vợ mình, khi đứa con nhỏ mới chỉ được 2 tháng tuổi.
Phạm Bắc
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: