Báo cáo của Chính phủ do Thủtướng Nguyễn Tấn Dũng trình bày tại kỳ họp thứ Tám,ảnămtăngkhoảngvượtchỉtiêuđềcup c1 hôm nay Quốc hội khóa XII nêu bậtmột số vấn đề quan trọng nổi lên qua việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinhtế-xã hội năm 2010.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trình bày báo cáocủa Chính phủ.
Thủ tướng đánh giá nhờ sự lãnhđạo đúng đắn của Đảng và quản lý có hiệu quả của Nhà nước, sự chỉ đạo điều hànhquyết liệt của Chính phủ và chính quyền các cấp cùng với sự đồng thuận và nỗlực phấn đấu của cả hệ thống chính trị, của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dâncả nước, đất nước đã đạt được những thành tựu khá toàn diện, cơ bản hoàn thànhmục tiêu tổng quát và các chỉ tiêu đề ra cho năm 2010.
Nền kinh tế phục hồi và tăngtrưởng khá cao. Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định. Các lĩnh vực văn hóa xã hội cótiến bộ, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện. Chính trị xã hội ổn định;quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Công tác đối ngoạivà hội nhập quốc tế đạt được nhiều kết quả quan trọng. Vị thế và uy tín củaViệt Namtrên trường quốc tế tiếp tục được nâng cao.
Những kết quả trên đây đã gópphần quan trọng vào việc hoàn thành cơ bản các mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu củaKế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2006-2010, tạo điều kiện thuận lợi đểđất nước phát triển cao hơn trong giai đoạn tiếp theo.
Thủ tướng cho biết GDP cả năm2010 tăng khoảng 6,7%, cao hơn chỉ tiêu Quốc hội đề ra. Khu vực nông nghiệptăng 2,6%, công nghiệp và xây dựng tăng 7,6%, dịch vụ tăng 7,5%.
Với kết quả này, tăng trưởng GDPbình quân giai đoạn 5 năm 2006-2010 đạt khoảng 7%/năm. GDP bình quân đầu ngườinăm 2010 đạt khoảng 1.160 USD. Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2010 dự kiếnvượt 12,7% so với dự toán và tăng 17,6% so với năm 2009, bảo đảm được các nhiệmvụ chi và góp phần giảm bội chi xuống dưới 6%, thấp hơn kế hoạch đề ra (6,2%).
Đến hết năm 2010, dư nợ Chính phủtương đương khoảng 44,5% GDP, dư nợ nước ngoài của quốc gia khoảng 42,2% GDP vàdư nợ công bằng 56,7% GDP, nằm trong giới hạn an toàn.
Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2010ước tăng 19,1%, gấp hơn 3 lần so với kế hoạch. Nhập khẩu được kiểm soát chặtchẽ hơn, tổng kim ngạch nhập khẩu ước tăng 16,5%. Nhập siêu cả năm khoảng 13,5tỷ USD, dưới 20% tổng kim ngạch xuất khẩu, thấp hơn tỷ lệ nhập siêu năm 2009 vàđạt chỉ tiêu đề ra.
Thủ tướng nhấn mạnh trong điềukiện kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tốt hơn an sinh xã hội vàphúc lợi xã hội; khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường đạt được những kếtquả tích cực; cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệmđược quan tâm chỉ đạo và đạt những kết quả thiết thực.
Bên cạnh những thành tựu đã đạtđược, tình hình kinh tế, xã hội nước ta trong năm qua còn những hạn chế, yếukém như năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp; cơ cấukinh tế chuyển dịch chậm. Hiệu quả đầu tư còn thấp, đầu tư cho nông nghiệp,nông thôn chưa tương xứng. Công nghiệp hỗ trợ kém phát triển, giá trị gia tăngcủa sản phẩm thấp. Phát triển nguồn điện chưa đáp ứng kịp yêu cầu. Khu vựcdoanh nghiệp nhà nước giữ một phần lớn vốn, tài sản, đất đai, tài nguyên quốcgia nhưng hiệu quả đầu tư và tăng trưởng chưa tương xứng; cổ phần hóa và đổimới doanh nghiệp nhà nước còn chậm; quản lý nhà nước và thực hiện quyền chủ sởhữu đối với doanh nghiệp nhà nước còn nhiều bất cập...
Chính phủ đưa ra mục tiêu tổngquát trong kế hoạch kinh tế-xã hội năm 2011 là tăng cường ổn định kinh tế vĩ môvà kiểm soát lạm phát; trên cơ sở đó, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao hơnnăm 2010 gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và chuyển đổi cơ cấu, nâng caonăng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; bảo đảm ansinh xã hội và phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống nhân dân; tăng cường ổn địnhchính trị xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; nâng cao hiệu quả công tác đốingoại và hội nhập quốc tế.
Để thực hiện mục tiêu đó, cácnhiệm vụ và giải pháp chủ yếu được đặt ra là tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô,bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; tiếp tục cải thiện môi trường và nângcao hiệu quả đầu tư, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh gắn với tái cấutrúc nền kinh tế; bảo đảm tốt an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, tiếp tục cảithiện đời sống nhân dân.
Thủ tướng nhấn mạnh đẩy mạnh ứngdụng khoa học công nghệ và tăng cường bảo vệ, cải thiện môi trường, góp phầnnâng cao chất lượng tăng trưởng; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước,đẩy mạnh cải cách hành chính và phòng chống tham nhũng, lãng phí; tăng cườngquốc phòng, an ninh và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại cũng là những giảipháp quan trọng để hoàn thành các mục tiêu đề ra.
Thủ tướng đề nghị Quốc hội, Mặttrận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân và đồng chí, đồng bào trong cảnước tăng cường giám sát, phối hợp hành động, nỗ lực phấn đấu tạo sự chuyểnbiến đồng bộ và mạnh mẽ hơn nữa trên các mặt công tác để thực hiện thắng lợinhiệm vụ năm 2011, mở đầu Kế hoạch 5 năm 2011-2015.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõChính phủ sẽ tiếp tục làm hết sức mình đồng thời kêu gọi đồng bào cả nước nêucao truyền thống tương thân tương ái, ủng hộ thiết thực để cùng với Đảng bộ,chính quyền, quân và dân các địa phương vùng bị thiên tai chống chọi với bãolũ, vượt qua khốn khó, hạn chế thấp nhất thiệt hại, sớm khắc phục hậu quả,nhanh chóng ổn định cuộc sống, khôi phục sản xuất.
Về Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủyViệt Nam (Vinashin), theo chương trình của Kỳ họp, Chính phủ đã có báo cáo gửiđến các vị đại biểu Quốc hội.
Thủ tướng nêu rõ tình trạngnghiêm trọng hiện nay của Vinashin chủ yếu là do sự yếu kém trong quản lý,thiếu tinh thần trách nhiệm, cố ý làm trái, báo cáo không trung thực của lãnhđạo Tập đoàn. Thực trạng này có trách nhiệm của Chính phủ, của các Bộ liên quantrong việc quản lý nhà nước và quản lý của chủ sở hữu. Chính phủ đã nghiêm túckiểm điểm, xác định nguyên nhân và đề ra kế hoạch cụ thể để xử lý, chấn chỉnhcác hoạt động của Tập đoàn.
Theo TTXVN