Không chỉ ôm hàng trăm tỷ đồng của CTX Holdings,ụOlalaniĐàNẵngBịđơndùngmánhkhoénéphápluậsoi kèo arsenal Mỹ Phát còn kiếm tiền phi pháp trên chính tài sản của khách hàng.
LTS: Với chủ đề “Thực hiện Hiến pháp và pháp luật góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”, các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật 2015 được tập trung trong hai tháng, bắt đầu từ ngày 1/10 đến ngày 31/11, trong đó cao điểm trong tuần lễ từ ngày 2-9/11. Báo VietNamNet hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam bằng loạt bài về giải pháp cho những vụ án kéo dài, góp phần tạo dựng lòng tin của nhân dân vào một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Từ việc nhận tiền rồi "lờ" luôn CTX Holdings...
Như VietNamNet đã thông tin, tranh chấp về hợp đồng mua bán các căn hộ, villa tại dự án Olalani bắt đầu khi vào năm 2009, Công ty CP Mỹ Phát – chủ đầu tư có chào bán các villa và căn hộ nằm trong dự án khu nghỉ dưỡng Olalani cho Tổng công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Việt Nam (CTX Holdings) với tổng giá trị hợp đồng khoảng 230 tỷ đồng.
Theo quy định tại Hợp đồng thì thời hạn bàn giao villa là trước ngày 30/10/2009 và thời hạn bàn giao căn hộ cuối cùng là trước ngày 31/5/2010.
Tuy nhiên, khi dự án bắt đầu bị chậm bàn giao cũng là lúc Công ty Mỹ Phát “lờ” luôn CTX Holdings. Ngày 25/09/2013, Công ty Mỹ Phát mới có thông báo về việc bàn giao tài sản và yêu cầu CTX Holdings thanh toán nốt 5% giá trị còn lại của hợp đồng. Nhưng khi hai bên kiểm tra hiện trạng để ký biên bản bàn giao, phía CTX Holdings mới phát hiện, nhiều căn hộ không đạt tiêu chuẩn theo điều kiện hợp đồng đã ký kết.
Không chỉ dừng lại ở đó, một thực tế đáng lo ngại là phía công ty Mỹ Phát đã ngang nhiên mang chính tài sản đã bán cho CTX Holdings ra để kinh doanh từ tháng 7/2013. Không chỉ ôm hàng trăm tỷ đồng của CTX Holdings, Mỹ Phát còn kiếm tiền phi pháp trên chính tài sản của khách hàng.
“Chúng tôi chỉ đòi Mỹ Phát thực hiện đúng như hợp đồng ký kết. Không có gì hơn cả” |
...đến việc trốn ra tòa
Tại phiên tòa ngày 18/6/2014, bị đơn Mỹ Phát đã thừa nhận việc chậm bàn giao 57 căn hộ và 2 villa cho CTX Holdings. Phía Mỹ Phát cho rằng, việc chậm bàn giao là do ảnh hưởng thiên tai liên tục nên triển khai dự án chậm.
Trong khi đó dù đã thanh toán đến 220 tỷ theo đúng Hợp đồng nhưng Công ty Mỹ Phát không giữ đúng cam kết, vi phạm nghiêm trọng các điều khoản của hợp đồng, không bàn giao tài sản đúng thời hạn, gây thiệt hại vô cùng to lớn về kinh tế và uy tín đối với CTX.
Vì vậy, CTX Holdings đã có đơn khởi kiện gửi Tòa án nhân dân Thành phố Đà Nẵng yêu cầu Công ty Cổ phần Mỹ Phát trả cho CTX Holdings toàn bộ tài sản và bồi thường thiệt hại theo đúng hợp đồng đã ký kết. Ước tính tổng số tiền Công ty Mỹ Phát sẽ phải trả cho CTX Holdings nếu thua kiện lên đến 200 tỷ đồng.
Tuy nhiên, điều đáng nói là án sơ thẩm và phúc thẩm đã tuyên, phần thắng đã thuộc về nguyên đơn nhưng đến nay CTX Holdings lại lâm vào cảnh Đằng đẵng chờ toà, đương sự vái tứ phương. Sau khi bản án phúc thẩm có hiệu lực thi hành, ngày 29/05/2015 Tòa án nhân dân tối cao ra Quyết định kháng nghị, đề nghị Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tạm đình chỉ thi hành bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm ngày 08/01/2015 của Tòa phúc thẩm cho đến khi có quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán.
Cũng phải nói thêm rằng, trước đó Tòa án nhân dân TP Đà Nẵng đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử lần đầu ngày 22/4/2014. Tuy nhiên, phía Công ty Mỹ Phát đã xin hoãn. Vì vậy, vụ kiện này sẽ chính thức được xử lần 2 vào ngày 22/5/2014.
Đến ngày 22/5, Mỹ Phát tiếp tục sử dụng “thủ thuật” để né tránh pháp luật kéo dài vụ kiện. Mỹ Phát đã được mời 3 lần ra tòa sơ thẩm, 3 lần mời ra tòa phúc thẩm.
Thông tin tìm hiểu của PV VietNamNet, ngày 21/1/2014, CTX Holdings có công văn đề nghị Công ty Mỹ Phát bàn giao đầy đủ chìa khóa của 57 căn hộ và 2 villa tại dự án Olalani. Tuy nhiên, phía Công ty Mỹ Phát vẫn tiếp tục từ chối cùng lý do: đến nay do tòa án vẫn chưa phân định về vụ khiếu kiện của Quý Công ty đối với Công ty Cổ phần Mỹ Phát, chính vì vậy việc bàn giao sẽ được thực hiện khi tất cả các vấn đề nêu trên được giải quyết. Và việc thanh lý 2 hợp đồng và bàn giao chìa khóa của 57 căn hộ và 2 villa là chưa thể thực hiện vào lúc này.
Tiếp đó, ngày 10/9/2015, CTX Holdings tiếp tục gửi công văn về việc bàn giao, phía Công ty Mỹ Phát có công văn phản hồi. Trong đó, Công ty Mỹ Phát nêu: Hiện nay vụ án đang được tòa án có thẩm quyền thụ lý, giải quyết theo quy định của pháp luật.
Do vậy các vấn đề liên quan đến việc “kiện tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng các căn hộ và villa – Dự án Olalani” phải chờ sự phán quyết của cơ quan tòa án.
Với câu trả lời của Công ty Mỹ Phát, phải chăng, nội dung tạm đình chỉ thi hành án trong Quyết định kháng nghị đã tạo cơ sở cho Công ty Mỹ Phát công nhiên chiếm giữ tài sản của CTX Holdings để kinh doanh kiếm lời, mặc dù chính Quyết định kháng nghị đã khẳng định việc Mỹ Phát phải bàn giao tài sản cho CTX là đúng?
VietNamNet sẽ tiếp tục theo dõi sự việc và có thông tin sớm nhất đến bạn đọc.
Trao đổi với PV VietNamNet về tranh chấp kéo dài giữa CTX Holdings và Công ty Mỹ Phát, ông Nguyễn Hưng – Tổng Giám đốc CTX Holdings nêu rõ quan điểm của CTX Holdings: “Chúng tôi chỉ đòi Mỹ Phát thực hiện đúng như hợp đồng ký kết. Không có gì hơn cả”. |
Phong Vân
Khi doanh nghiệp xin được ra tòa