Ghi nhận tại một số khu đô thị Geleximco khu A,àtriệuđôngậpsâutrongbiểnnướcdânthinhauđắpđậpbebờkèo chấp bóng đá hôm nay khu B và hàng loạt nhà liền kề của khu biệt thự Thiên Đường Bảo Sơn, khu đô thị Văn Quán… tình trạng ngập kéo dài từ tối hôm qua (23/7) đến nay.
Tình trạng này đến 17h30 chiều nay vẫn tiếp diễn, khắp các khu biệt thự, liền kề ở đây vẫn ngập trong biển nước. Một người dân sinh sống ở đây cho biết: Khu đô thị này đã xây dựng từ lâu, hệ thống thoát nước nhỏ, dẫn tới ngập lụt diện rộng. Chúng tôi đã nhiều lần phản ánh đến chính quyền, chủ đầu tư nhưng giờ cũng đành bất lực.
Một hộ dân kinh doanh tại căn nhà mặt đường chia sẻ: Tuy đã chuẩn bị rất kỹ những cũng bị bất ngờ vì mưa lớn từ đêm, tầng hầm lụt sâu. Chúng tôi thuê mặt bằng trung bình toàn 20 triệu/tháng, nhưng cứ mỗi mùa mưa lại thất thu.
Một người thuê căn liền kề trên đường Hoàng Tùng (huyện Hoài Đức, Hà Nội) cho biết, khu vực này hay xảy ra tình trạng ngập mỗi khi mưa to, có khi nước dâng cao ngập kín cả tầng hầm nên nhiều gia đình phải mua sẵn máy bơm để hút nước ở tầng hầm.
Dọc đường Hoàng Tùng, nhiều nhà liền kề đang dán biển cho thuê, hoặc rao bán từ lâu nhưng vẫn chưa tìm được chủ. Trên thị trường, những căn liền kề này được rao bán từ 15-25 tỷ đồng/căn.
Tại các khu đô thị ngập sâu trong nước, nhiều hộ phải dùng bao cát, căng bạt che chắn làm đập ngăn nước không tràn vào nhà. Tuy nhiên, trận mưa ngày hôm qua kéo dài, nước không thoát kịp, nước dâng cao, các bao tải chắn cũng không cản được.
Một tiệm sửa xe ngay cổng khu đô thị An Khánh đã phải huy động tới 20 nhân viên thay nhau sửa cho khách, doanh thu của quán ghi nhận gấp 10- 20 lần ngày thường. Chủ quán sửa xe chia sẻ, từ sáng tới giờ đã sửa cho khoảng gần 50 chiếc.
Chuyên gia về quy hoạch đánh giá, những khu đô thị mới phía tây Hà Nội bị chìm trong "biển" nước mưa trước hết là do lượng mưa quá lớn.
Bên cạnh đó, cốt nền các khu đô thị phía tây cao, hầu hết các khu đô thị mới được cấp phép tại Hà Nội quy hoạch theo cốt nền mới, chia theo 4 vùng thoát nước đô thị.
Riêng đối với nút giao giữa đường Lê Trọng Tấn - đại lộ Thăng Long, chuyên gia cho rằng, đây là khu vực có cốt thấp nhất khu vực, nhiều lần bị ngập nên thành phố đã lên phương án xây hầm ngầm và phương án đào thêm hồ điều hòa để thoát nước.
Ngoài ra, còn phải xem xét việc liên kết hạ tầng thoát nước của các khu đô thị này với trục thoát nước chính bên ngoài.
“Bản thân hệ thống thoát nước trục chính bên ngoài các khu đô thị này cũng chưa lắp đặt trạm bơm cuối nguồn nên không thoát nước kịp thời, dẫn tới tình trạng mưa lớn là ngập sâu”, vị chuyên gia nói.
Khu vực phía Tây Hà Nội thời gian qua trở thành điểm nóng bất động sản Hà Nội với hàng loạt dự án của các “ông lớn”.
Khảo sát thị trường cho thấy, chung cư tại khu vực này có giá lên đến 80 triệu đồng/m2. Một số toà chung cư của Masterise đã đạt ngưỡng gần 100 triệu mỗi m2.
Trong khoảng 3 năm qua, giá biệt thự, liền kề thứ cấp tại đây cũng tăng giá gấp 3 lần từ mức 40-50 triệu đồng/m2 năm 2021 đến nay dao động từ 150-180 triệu đồng/m2. Nhưng tình trạng ngập úng vẫn là nỗi ám ảnh với người dân tại nhiều khu đô thị mới phía Tây Hà Nội.
Hầm chui trăm tỷ do Tập đoàn Thuận An thi công nhiều lần ngập nướcHầm chui Điện Biên Phủ tại Đà Nẵng do Tập đoàn Thuận An liên danh với một công ty khác thi công. Khi đưa vào sử dụng, công trình này nhiều lần ngập nước, dù có lần trời không mưa.