Đó là nhận định của ông Ngô Anh Tuấn,ánkhôngchạmsẽlàtươnglaicủathanhtoánsốViệbóng đá truc tuyen Giám đốc VNPAY-QR tại hội thảo “Phát triển công nghiệp công nghệ số trở thành công nghiệp nền tảng lan tỏa thúc đẩy kinh tế số, xã hội số toàn dân, toàn diện” thuộc Diễn đàn quốc gia Phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ nhất vừa diễn ra tại Nam Định.
Theo báo cáo thường niên của Google, Temasek và Bain & Company, Việt Nam là một trong những nước được dự đoán đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế số nhanh nhất Đông Nam Á.
Báo cáo ước tính tổng giá trị hàng hóa nền kinh tế số Việt Nam năm 2022 đạt 23 tỷ USD, tăng khoảng 28% so với năm 2021, dẫn đầu khu vực và trên đà đạt 50 tỷ USD vào năm 2025.
Theo ông Ngô Anh Tuấn, hai yếu tố quan trọng đóng góp cho tăng trưởng: một là định hướng chính sách vĩ mô từ Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Bộ TT&TT về phát triển kinh tế số, thanh toán số; hai là dịch Covid-19 góp phần thay đổi mọi hành vi của người dân, đặc biệt, Việt Nam có dân số trẻ nên việc thích ứng diễn ra nhanh chóng.
Chẳng hạn, các hoạt động mua sắm, học tập, làm việc đều chuyển sang môi trường trực tuyến. Mã QR từ trong và sau dịch đã đi sâu, rộng trong cuộc sống, ngay cả người cao tuổi cũng có thể sử dụng.
Khi có những tiền đề như trên, số lượng người dùng tham gia vào lĩnh vực thanh toán số tại Việt Nam (bao gồm tất cả người dùng ngân hàng, trung gian thanh toán điện tử…) giữ được tốc độ tăng trưởng tốt, dù từ cuối năm 2018, ứng dụng thanh toán số còn thấp (dưới 20%). Dự đoán năm 2025 sẽ lên gần 80%.
Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, trong 4 tháng đầu năm 2023, thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam tăng trưởng 53% về số lượng giao dịch, trong đó thanh toán bằng QR tăng 161%.
Các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến thanh toán đã thay đổi rất nhiều, dưới các hình thức khác nhau: ví điện tử, mã QR, thanh toán không chạm. Thanh toán số thay đổi nhanh trong vòng 5 năm, ứng dụng sâu vào các lĩnh vực ngành nghề kinh doanh, kinh tế số.
Ông Ngô Anh Tuấn nhận xét, trong 5-7 năm trở lại đây, các ngân hàng số thay đổi gần như toàn diện. Trước đây, người dân chỉ dùng app để kiểm tra tài khoản, chuyển tiền, xem số dư, vay… song hiện chuyển đổi số nhanh, mở rộng theo xu hướng super app, đi sâu vào đời sống người dân. Có thể nạp tiền điện thoại, thanh toán hóa đơn, đặt phòng khách sạn, mua vé xem phim, gọi taxi ngay trên app ngân hàng.
VNPAY đã phát triển và bàn giao khoảng 20 ứng dụng ngân hàng. Không chỉ đồng hành cùng ngân hàng, doanh nghiệp cũng cung cấp nhiều dịch vụ cho đối tác như VNPAY QR, cổng thanh toán VNPAY, VNPAY Smart POS. Sắp tới, công ty sẽ triển khai VNPAY SoftPOS, biến điện thoại thông minh có chức năng NFC thành máy cà thẻ, giảm chi phí đầu tư ban đầu cho người bán.
Đại diện VNPAY nêu một số xu hướng thanh toán số trong thời gian tới. Thanh toán bằng mã QR sẽ hoàn thiện hơn: trong 6 tháng đến một năm tới, hình thức thông báo giao dịch bằng âm thanh sẽ trở nên phổ biến, giải quyết các vấn đề bất tiện như thu ngân phải chụp lại màn hình thanh toán.
Ngoài ra, việc các ông lớn như Samsung Pay, Google Pay, Apple Pay gia nhập thị trường Việt Nam sẽ thúc đẩy những công nghệ như SoftPOS, Tap to Phone.
Việc triển khai máy cà thẻ đã làm từ 30 năm nay nhưng có những lý do khiến việc ứng dụng chưa sâu rộng như chi phí đầu tư, vận hành còn cao. Khi SoftPOS, Tap to Phone biến điện thoại thành máy cà thẻ, chi phí đầu tư ban đầu gần như giảm xuống bằng 0.
Liên quan đến giải pháp giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), hộ kinh doanh cá thể tiếp cận kinh tế số, ông Ngô Anh Tuấn cho rằng năng lực công nghệ thông tin của nhóm đối tượng này còn yếu, thậm chí không có. Họ cần được Nhà nước và doanh nghiệp quan tâm phổ cập nền tảng số.
Về phía các doanh nghiệp như VNPAY, phải hoàn thiện sản phẩm dịch vụ, mang dịch vụ tốt đến cho khách hàng. Khi sản phẩm dịch vụ tốt rồi, chính sách bán hàng phải đến được SME.
Về phía nhà hoạch định chính sách, đại diện VNPAY mong muốn có đường lối hướng dẫn cho doanh nghiệp để hỗ trợ chuyển đổi số tốt hơn.
Ông Ngô Anh Tuấn mong có hành lang pháp lý, văn bản hướng dẫn hoàn thiện nhanh hơn. Chẳng hạn, Nghị định 13 về bảo vệ dữ liệu cá nhân là Nghị định quan trọng, có hơi hướng GDPR của châu Âu. Doanh nghiệp khi đó cần phải nghiên cứu tuân thủ nghị định, phục vụ người dân.
Cần đưa chỉ tiêu phát triển kinh tế số vào chỉ tiêu phát triển của địa phương'Để công nghiệp công nghệ số thực sự trở thành ngành công nghiệp nền tảng, phải lồng ghép chỉ tiêu về phát triển kinh tế số vào chỉ tiêu phát triển của địa phương'.