TheăncứởIraqvàSyria liêntiếpbịtấncôngkhiếnhàngchụclínhMỹbịthươty le bong da truc tuyeno tờ Air Force Times, hôm 6/11, phát ngôn viên Lầu Năm Góc Pat Ryder cho biết tổng số lính Mỹ bị thương hiện là 46. Con số gấp đôi so với thông tin 21 binh sĩ Mỹ bị thương mà Lầu Năm Góc đưa ra vào ngày 25/10.
Ông Ryder nói thêm, hầu hết lính Mỹ chỉ bị thương nhẹ và quay trở lại làm nhiệm vụ ngay sau đó. Tuy nhiên, theo hãng tin CNN, 20 người được báo cáo bị chấn thương sọ não.
Từ ngày 17/10 đã xảy ra 38 vụ tấn công vào các căn cứ quân sự ở Iraq và Syria có binh sĩ Mỹ đồn trú. Riêng cuối tuần qua đã xảy ra 8 vụ. Giới chức Bộ Quốc phòng Mỹ cũng đã cảnh báo nguy cơ gia tăng các vụ tấn công nhằm vào binh sĩ Mỹ ở Trung Đông giữa lúc xung đột Israel – Hamas leo thang.
Theo CNN, các cuộc tấn công bắt đầu gia tăng sau khi xung đột Israel – Hamas bùng nổ vào ngày 7/10. Song giới quan chức Lầu Năm Góc đã phủ nhận mối liên hệ giữa các cuộc tấn công này với giao tranh ở Dải Gaza. Theo họ, Iran từ lâu đã tìm cách buộc Mỹ ngừng hoạt động ở Trung Đông.
Hôm 26/10, trong động thái đáp trả, Lầu Năm Góc đã hạ lệnh thực hiện 2 cuộc tấn công vào các cơ sở dân quân được Iran hậu thuẫn ở Syria.
Để cảnh báo Iran và các lực lượng ủy nhiệm của Tehran ở Trung Đông, Mỹ đã triển khai 2 nhóm tác chiến tàu sân bay, nhiều máy bay quân sự như tiêm kích F-16 và F-15, hệ thống phòng thủ Patriot và Hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối (THAAD). Hôm 5/11, Bộ Tư lệnh Trung tâm Mỹ thông báo 1 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa dẫn đường của nước này cũng đã đến Trung Đông.