Thầy và trò trường THCS Bình An (Dĩ An) đang tham dự cuộc thi "Thầy trò thân thiện"Có dịpghé qua Huyện đoàn Dĩ An,ệuquảtừmôhìnhgiờtựbạngoại hạng anh tối nay tham quan phòng triển lãm hoạt động Đoàn - Đội, chúngta sẽ được tận mắt nhìn thấy những dòng chữ tự bạch thơ ngây của các em họcsinh. Mô hình giờ tự bạch (GTB) không chỉ tạo mối quan hệ gần gũi giữa thầy côvới học trò mà còn góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong giáo dục. GTBlà mô hình được hình thành trong quá trình thực hiện tiêu chí “Trường học thânthiện, học sinh tích cực” của tập thể giáo viên trường THCS Bình An, huyện DĩAn. Sau một thời gian triển khai, mô hình này không chỉ thể hiện tính ưu việttrong giảng dạy mà còn phát huy tác dụng đến học sinh và thiếu niên toàn huyện.
Xuấtphát từ trăn trở của thầy Đặng Văn Nhì mong muốn nâng cao chất lượng giáo dục,tạo môi trường học tập thân thiện cho học sinh đã thôi thúc người thầy ở vào tuổilục tuần không ngừng sáng tạo, nghiên cứu. GTB là kết quả của quá trình những đêmdài thầy thao thức, tìm ra phương án dạy học đem lại hiệu quả cao cho học trò.Tạo điều kiện cho thầy trò cùng hiểu nhau thông qua những lời tâm sự để từ đónhà trường có định hướng giáo dục các em. Được hình thành trong năm học2009-2010, GTB đã nhận được sự quan tâm của thầy cô và các bạn học sinh khôngchỉ trong trường mà còn thu hút sự chú ý của nhiều trường khác. Thầy Nhì tâm sự:“Nhiệm vụ của nhà giáo không chỉ đảm trách công tác truyền đạt kiến thức mà cònthực hiện nghĩa vụ dạy dỗ học sinh của mình. Sự thành công của các em trên con đườngtiếp cận tri thức cũng là sự thành công của người thầy. Một môi trường giáo dụctốt sẽ tạo điều kiện cho các em phát huy khả năng trí tuệ, sự sáng tạo. GTB ra đờikhông nằm ngoài mục ấy”. Quả vậy, với những thông điệp mà các bạn bộc bạchtrong những trang giấy đã giúp thầy cô nắm bắt tâm tư nguyện vọng theo dõi họclực của từng em để từ đó có chương trình bồi dưỡng kiến thức còn thiếu, yếu chocác em. Em Huyền Trang, học sinh lớp 7A trường THCS Bình An cho biết: “Thôngqua GTB chúng em có dịp bày tỏ tâm sự buồn vui của mình trong cuộc sống cũng nhưnhững vướng mắc ở trường lớp”.
Nói vềGTB, chị Nguyễn Thị Vân Khanh, Phó Chủ tịch Hội đồng Đội huyện Dĩ An, cho biết:“GTB là ý tưởng khá độc đáo của thầy Đặng Văn Nhì, không chỉ giúp nhà trường đưara phương pháp giáo dục đạt hiệu quả cao mà còn giúp cho các em thiếu nhi tronghuyện có cơ hội bày tỏ nỗi lòng trẻ thơ. Nếu được sự đồng ý của thầy Nhì, sắp tớiHội đồng Đội huyện sẽ đưa mô hình này vào áp dụng cho các bạn học sinh, thiếuniên trên toàn huyện thông qua những buổi sinh hoạt ngoại khóa”. Học sinh Hoàng Lan Phương, bày tỏ: “Được cácanh chị trong Hội đồng Đội giới thiệu mô hình GTB em rất thích. Hy vọng các anhchị phụ trách Đội sẽ áp dụng rộng rãi mô hình này để chúng em có thể bày tỏ tâmtư nguyện vọng của mình giúp nhà trường, thầy cô và gia đình hiểu chúng em hơn”.
May mắnđược đọc những dòng tâm sự của các em học sinh trong GTB, chúng tôi cảm nhận nhữnglời tâm tình thơ ngây nhưng rất đỗi chân thành của các em. Em Lý Kim Quy, quê ĐồngNai đang theo học tại trường cặm cụi nắn nót những dòng tự bạch vào trang giấy:“Gia đình em có 3 người, hiện đang ở nhà trọ. Kinh tế gia đình bình thường nhưnglâu lâu mẹ vẫn thiếu tiền. Em ước mơ mình sẽ học thật giỏi để trở thành người lớnthực thụ. Em thấy mình vẫn chưa hòa nhập với trường lớp mặc dù cô giáo rất đẹpvà hiền”. Còn em Thanh Thảo lại bày tỏ nỗi lòng của mình: “Có lúc mình khổ cũngcó lúc mình sung sướng. Cha mẹ mình chưa đăng ký kết hôn còn ông bà thì giậnnhau. Mình rất buồn. Mình phải xa quê hương, xa bạn bè tốt bụng và vào trongnày mình thật sự chán nản...”.
Ngoàimô hình GTB, thiếu niên huyện Dĩ An còn được các anh chị trong Hội đồng Đội tổchức nhiều chương trình học mà vui, vui mà học; rèn luyện kỹ năng sống thôngqua các buổi sinh hoạt ngoại khóa, tổ chức các nhóm học và đôi bạn vượt khógiúp nhau cùng tiến bộ trong học tập, là con ngoan trò giỏi...
KIMHÀ