Dưới đây BSCKII Huỳnh Tấn Vũ,ậtxấuđangtànphágươngmặtcủabạbóng đá trực tiếp hôm qua Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM cơ sở 3, chỉ ra một số thói quen xấu tàn phá gương mặt của mỗi người chúng ta:
- Đưa tay lên mặt
Bàn tay của chúng ta tiếp xúc với rất nhiều đồ vật trong sinh hoạt và làm việc hàng ngày. Vì vậy, nó không sạch như chúng ta tưởng mà chứa rất nhiều vi khuẩn. Thói quen sờ tay lên mặt thường xuyên sẽ khiến da không được sạch, điều đó khiến cho da dễ bị nổi mụn và tình trạng mụn sẵn có sẽ trầm trọng hơn.
- Chống cằm
Việc chống tay lên cằm lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến xương cằm và việc lưu thông máu. Nó có thể khiến cho cằm bị lệch và da vùng cằm bị lão hóa nhanh hơn. Chống cằm một bên lâu dài sẽ khiến gương mặt bị biến dạng, mất cân đối.
- Đưa dụng cụ lên miệng
Chúng ta buộc phải mím môi khi nhấm nháp đồ uống thông qua ống hút, điều này gián tiếp hình thành các nếp nhăn xung quanh miệng. Điều tương tự cũng xảy ra đối với việc hút thuốc lá.
Vệ sinh mặt không đúng cách, sử dụng khăn mặt không sạch, dùng chung khăn là một trong những lỗi hay gặp nhất của mọi người, gây nên tình trạng mụn cho làn da, nhiễm trùng mặt, nấm da, lây lan nhiều bệnh da…
- Tư thế lúc ngủ
Nguyên nhân của việc xuất hiện các nếp nhăn trên má và cằm là do khuôn mặt của bạn bị ép vào gối trong lúc nằm nghiêng khi ngủ. Nằm nghiêng một bên khi ngủ thường xuyên gây mặt lớn mặt nhỏ do bên nhóm cơ bên nằm nghiêng bị tì đè.
Các chuyên gia khuyên rằng nằm ngửa khi ngủ là tư thế tốt nhất để chúng ta duy trì ngoại hình trẻ đẹp, sự tươi tắn và tinh thần thoải mái.
Nằm sấp khi ngủ cũng là một cách ngủ phản khoa học. Nằm sấp khi ngủ có thể làm thay đổi hình dạng khuôn mặt khiến đường sống mũi lệch và khóe miệng không đối xứng, khuôn mặt dễ hình thành nếp nhăn khóe miệng ở một bên.
- Sử dụng điện thoại, máy vi tính liên tục trong nhiều giờ
Trong thời đại công nghệ hiện nay, mọi người có xu hướng sử dụng các thiết bị điện tử để làm việc và giải trí với tần suất cao. Điều này không chỉ gây tổn thương cho mắt mà còn dẫn đến những tác hại khôn lường với làn da.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng khi ánh sáng xanh xuyên qua da, các loại oxy phản ứng được hình thành, dẫn đến tổn thương DNA cũng như làm trầm trọng hơn những vấn đề về da như nám và sạm màu.
Ngoài tác nhân làm tăng sắc tố da, ánh sáng xanh còn làm rối loạn nhịp sinh học tự nhiên của cơ thể gây mất ngủ, làm tinh thần mệt mỏi, căng thẳng. Đây là nguyên nhân chính khiến các vết thâm mụn càng khó lành hơn.
Bên cạnh đó, việc tiếp xúc gần với màn hình điện thoại sẽ kích thích sản xuất các gốc tự do trong da, phá vỡ collagen, khiến làn da mất đi sự đàn hồi tự nhiên, thúc đẩy quá trình lão hóa, dẫn đến hình thành các nếp nhăn.
- Thở bằng miệng
Khi vận động nhanh, mạnh, chúng ta có thể phải há miệng để thở. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể vì thải ra nhiều CO2, sau đó sẽ hít thở trở lại bình thường. Tuy nhiên, nếu hít thở bằng miệng trở thành thói quen, nó có thể làm khuôn mặt bạn dài hơn, hàm hõm vào, mũi xệ…
- Thói quen nhai một bên
Hầu hết mọi người có thói quen chỉ nhai một phía nhưng tốt hơn hết bạn nên tập thói quen nhai cả hai bên. Nhai một bên trong thời gian dài sẽ khiến khuôn mặt bất cân xứng. Điều này cũng không tốt cho sức khỏe hàm của bạn.
- Nghiến răng
Việc nghiến răng liên tục khi ngủ hay khi nói chuyện khiến cho cấu trúc khuôn mặt bị biến đổi. Nghiến răng nhiều làm cơ hàm lớn hơn, má rộng hơn, khuôn mặt vì thế càng trở nên thiếu tự nhiên và mất cân đối.
- Sử dụng cơ mặt không hợp lý
Một số người thường hay nhướn, nhếch mày để thể hiện biểu cảm ngạc nhiên của gương mặt. Nếu hành động này diễn ra quá thường xuyên và lặp lại trong thời gian dài sẽ làm ảnh hưởng đến cơ mặt, có thể tạo thành nhiều nếp nhăn ngang ở trán.
Việc thường xuyên cười nhiều quá, hết cỡ cũng có thể tạo nhiều vết chân chim vùng thái dương.