Steve Jobs vận chiếc áo thun cổ lọ màu đen quen thuộc trong một buổi thuyết trình. Nguồn: iabm. |
Trong một chuyến đi sang Nhật Bản hồi đầu thập niên 1980,ộttrămchiếcáothuncổlọcủnữ mexico vs Jobs đã hỏi Akio Morita, chủ tịch hãng Sony, rằng tại sao tất cả nhà máy của tập đoàn đều mặc đồng phục. “Ông ấy tỏ ra rất ngượng và bảo với tôi rằng sau chiến tranh, không ai có quần áo mặc, và những công ty như Sony phải cung cấp cho công nhân cái gì đó để mặc hàng ngày”, Jobs nhớ lại.
Năm tháng qua đi, đồng phục đã dần phát triển lên thành phong cách mang tính dấu ấn của riêng họ, nhất là những công ty như Sony, và nó trở thành một phương thức gắn kết công nhân viên với công ty. “Tôi quyết định rằng tôi cũng muốn kiểu gắn kết như thế với Apple,” Jobs nhớ lại.
Sony, với thái độ trân trọng phong cách, đã đặt hàng nhà thiết kế lừng danh Issey Miyake sáng tạo nên những bộ đồng phục cho riêng mình. Đó là một chiếc áo bảo hộ bằng vải sợi nylon tổng hợp với tay áo có thể kéo khóa cho rời ra để trở thành một chiếc áo vest.
“Thế nên tôi gọi cho Issey và đề nghị ông ấy thiết kế một mẫu vest cho Apple”, Jobs kể. “Tôi trở về với mấy kiểu mẫu và bảo mọi người là nếu tất cả mặc những chiếc vest này thì thật tuyệt vời. Ôi trời, tôi bị la ó phản đối rầm rầm. Ai nấy đều ghét cay ghét đắng cái ý tưởng này”.
Tuy vậy, trong quá trình đó, Jobs đã trở thành bạn bè thân thiết với Miyake và thường xuyên ghé thăm ông. Jobs còn bắt đầu thích ý tưởng sẽ có một bộ đồng phục cho riêng mình, bởi cả tính tiện dụng thường nhật của nó (lý do căn bản mà Jobs luôn đòi hỏi) và năng lực chuyển tải một phong cách mang dấu ấn cá nhân.
“Thế là tôi đề nghị Issey làm cho tôi mấy chiếc áo thun cao cổ màu đen mà tôi thích, và ông ấy đã may cho tôi khoảng chừng trăm cái”. Jobs nhận thấy vẻ ngạc nhiên của tôi khi ông kể chuyện này, thế là ông ra dấu chỉ vào chỗ áo chất đống trong tủ. “Đồ tôi mặc đấy”, ông nói. “Tôi có đủ áo để mặc đến hết cả đời”.
Bất chấp bản tính độc đoán của mình - không bao giờ cung kính trước bệ thờ đồng thuận - Jobs lại nỗ lực hết mức để nuôi dưỡng văn hóa hợp tác ở Apple. Rất nhiều công ty tỏ ra tự hào vì ít họp hành. Jobs lại có rất nhiều: Một phiên họp nhân sự cấp cao mỗi thứ hai, một phiên họp chiến lược marketing vào tất cả các chiều thứ tư, và các phiên họp đánh giá sản phẩm liên tục.
Luôn dị ứng với PowerPoint và các hình thức trình chiếu khuôn mẫu cứng nhắc, Jobs khăng khăng rằng mọi người ngồi quanh bàn cứ việc quẳng ra các vấn đề từ mọi khía cạnh và các quan điểm từ các phòng ban khác nhau.
Bởi Jobs tin rằng lợi thế to lớn của Apple chính là tính tích hợp của toàn bộ công cụ - từ thiết kế đến phần cứng, phần mềm và nội dung - nên ông muốn tất cả các bộ phận trong công ty cũng phải làm việc song song với nhau.
Những cụm từ ông luôn dùng là “hợp tác sâu sắc” và “kỹ thuật đồng thời”. Thay vì một quy trình phát triển trong đó sản phẩm sẽ được chuyển tiếp liên tục từ khâu kỹ thuật sang thiết kế tới sản xuất rồi tới tiếp thị và phân phối, những phòng ban riêng biệt này hợp tác đồng thời với nhau.
“Phương pháp của chúng tôi là phát triển những sản phẩm tích hợp, và điều đó đồng nghĩa với việc quy trình của chúng tôi cũng phải mang tính tích hợp và cộng tác”, Jobs nói.
Cách tiếp cận này cũng được áp dụng vào việc tuyển dụng những vị trí chủ chốt. Jobs sẽ cho các ứng cử viên gặp gỡ những lãnh đạo hàng đầu của công ty - Cook, Tevanian, Schiller, Rubinstein, Ive - chứ không chỉ là người quản lý của các bộ phận mà họ muốn làm việc.
“Rồi tất cả chúng tôi sẽ họp lại với nhau mà không có ứng cử viên đó và nói chuyện xem liệu người đó có phù hợp không”, Jobs nói. Mục tiêu của Jobs là đề cao cảnh giác với “cơn bùng nổ những kẻ ngốc” dẫn tới hệ quả là một công ty bị đầy những người có năng lực thứ cấp. […]
Quy trình này có thể rất đáng sợ đối với các ứng cử viên, nhưng Jobs có con mắt tinh đời nhận ra nhân tài. Khi công ty tìm kiếm chuyên viên thiết kế giao diện đồ họa cho hệ điều hành mới của Apple, Jobs nhận được email từ một anh chàng trẻ tuổi và mời cậu ta đến.
Ứng viên này quá hồi hộp, và buổi gặp gỡ không suôn sẻ cho lắm. Cuối ngày hôm đó, Jobs tình cờ đụng phải cậu ta, lúc ấy đang chán chường ngồi bên ngoài hành lang. Anh chàng hỏi liệu rằng cậu ta có thể thể hiện cho Jobs thấy một trong những ý tưởng của mình không, thế là Jobs nhìn qua vai cậu ta và trông thấy một bản chạy thử nho nhỏ, sử dụng Adobe Director, một phương thức để sắp xếp nhiều biểu tượng hơn vào thanh ngang cuối màn hình.
Khi anh chàng di con trỏ qua các biểu tượng chen chúc nhau ở chỗ thanh ngang, con trỏ mô phỏng một chiếc kính phóng đại và làm cho bong bóng của mỗi biểu tượng bung ra to hơn. “Tôi thốt lên, ‘Ôi Chúa ơi,’ và tuyển cậu ta ngay lập tức”, Jobs nhớ lại.
Chức năng này trở thành một phần dễ mến của Mac OSX, và chuyên viên thiết kế này sau đó tiếp tục sáng tạo nên các chức năng như là cuốn trang quán tính cho màn hình đa cảm ứng (một chức năng thú vị khiến cho màn hình vẫn tiếp tục trượt thêm chút xíu sau khi bạn đã dừng cuốn trang).
Những kinh nghiệm của Jobs tại NeXT giúp ông chín chắn hơn nhiều, nhưng chẳng khiến cho ông vui tính thêm mấy. Ông vẫn không có bằng lái chiếc Mercedes và vẫn cứ đậu xe vào chỗ dành cho người khuyết tật, đôi lúc còn bành trướng ra tận hai lô.
Việc này đã trở thành trò châm biếm cho mọi người. Nhân viên Apple chế ra các bảng hiệu, trên đó có đề “Đậu chỗ khác” và ai đó còn vẽ đè lên biểu tượng xe đẩy của người khuyết tật logo Mercedes.
Mọi người đều được cho phép, thậm chí là khuyến khích đương đầu với Jobs và đôi khi ông cũng tỏ ý tôn trọng họ vì điều đó. Nhưng bạn phải chuẩn bị sẵn sàng cho việc ông ấy tấn công bạn, thậm chí là quát tháo bạn, trong lúc ông xử lý các ý tưởng của bạn.
“Ngay lúc ấy thì bạn đừng hòng thắng cuộc tranh luận với Jobs, nhưng đôi khi, đến chung cuộc, bạn lại giành phần thắng”, James Vincent, một chuyên viên quảng cáo sáng tạo trẻ tuổi làm việc với Lee Clow kể lại: “Bạn trình lên ý tưởng gì đó và ông ấy tuyên bố, ‘Đấy là ý tưởng ngu xuẩn,’ rồi sau đó ông ấy quay trở lại và bảo, ‘Chúng ta sẽ phải làm thế này này.’ Và bạn muốn thốt lên rằng, ‘Đấy là cái tôi đã trình cho ông hai tuần trước và ông bảo là ý tưởng ngu xuẩn còn gì.’ Nhưng bạn không thể làm thế được. Thay vào đó, bạn sẽ nói, ‘Thật là một ý tưởng tuyệt vời, chúng ta làm vậy đi”.
Mọi người cũng phải dần quen với những tuyên bố thỉnh thoảng sai lầm và phi lý trí của Jobs. Đối với cả gia đình lẫn đồng nghiệp, ông có xu hướng tuyên bố, chắc như đinh đóng cột – một vài thông tin khoa học và lịch sử chẳng mấy tính xác thực.