Trong 2 ngày 8 và 9-7,ắtđầutriểnkhaidịchvụtiếpnhậnhồsơvàtrảkếtquảhànhchínhgiaiđoạmu brentford tại Bưu điện tỉnh, Sở Nội vụ đã phối hợp với các sở, ngành tổ chức tập huấn kiến thức dịch vụ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) qua bưu điện giai đoạn 2017-2020. Chương trình đã tập huấn cho trên 120 nhân viên ngành bưu điện thuộc các bưu cục trên địa bàn tỉnh. Đây là lực lượng sẽ đóng vai như cán bộ “một cửa” trong việc tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ, thủ tục trong thời gian tới.
Ông Võ Văn Tín, Giám đốc Bưu điện tỉnh trực tiếp chia sẻ kinh nghiệm về phong cách phục vụ việc tiếp nhận hồ sơ cho nhân viên ngành bưu điện
Đào tạo nhân viên bưu điện thành cán bộ “một cửa”
Trong ngày khai mạc chương trình tập huấn, ông Lê Văn Khánh, Phó Giám đốc Sở Thông tin - Truyền thông cho biết, thực hiện Quyết định số 1593/QĐ-UBND ngày 20-6-2017 của UBND tỉnh về việc ban hành kế hoạch triển khai dịch vụ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC qua Bưu điện giai đoạn 2017-2020, Sở Nội vụ đã phối hợp với các sở, ngành hướng dẫn về mô hình chuẩn Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại bưu cục theo Quyết định 09/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Các nhân viên bưu điện được hướng dẫn cụ thể thành phần hồ sơ, lệ phí, mẫu biểu 90 TTHC (gồm 78 thủ tục cấp tỉnh và 12 thủ tục cấp huyện, cấp xã). Chương trình tập huấn nhằm giúp nhân viên bưu điện nắm rõ quy trình, cách thức tiếp nhận hồ sơ tại điểm giao dịch, tạo thuận lợi cho quá trình triển khai tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC qua bưu điện trong thời gian tới theo kế hoạch của UBND tỉnh.
Công bố của UBND tỉnh cho thấy, Bưu điện tỉnh có 70 điểm giao dịch đủ điều kiện tổ chức dịch vụ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả 975 TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND tỉnh, cấp huyện và cấp xã, như: Thủ tục tiếp nhận hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng rôn; thủ tục cấp bản sao trích lục hộ tịch; thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp; thủ tục khai báo thiết bị X-Quang chẩn đoán trong y tế; thủ tục đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường đơn giản… Do vậy, chương trình tập huấn này nhằm giúp cho nhân viên ngành bưu điện thực sự am hiểu về quy trình thực hiện, có thái độ vui vẻ, thân thiện để người dân, tổ chức, doanh nghiệp có thể tin và sử dụng dịch vụ. Đây cũng là chương trình nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công theo hướng thân thiện, tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại của công dân, tổ chức mà UBND tỉnh giao các sở, ngành thực hiện.
Ông Trương Công Huy, Giám đốc Trung tâm Hành chính công cho hay, trung tâm sẽ hỗ trợ hết mình về việc đào tạo nhân viên bưu điện trở thành cán bộ “một cửa”. “Trong chương trình đào tạo này, ngoài việc đào tạo cho nhân viên bưu điện nắm rõ về quy trình thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ theo quy định, chương trình còn chú trọng đào tạo đạo đức công vụ, thái độ, tác phong ứng xử đối với người dân, doanh nghiệp theo hướng thân thiện, gần dân sát dân, bảo đảm mọi người dân, doanh nghiệp đều được hưởng lợi ích từ dịch vụ khi làm thủ tục, không mất nhiều thời gian, công sức đi lại”, ông Huy cho biết.
Lợi ích cả hai
Ông Võ Văn Tín, Giám đốc Bưu điện tỉnh, sau khi trực tiếp chia sẻ bài học kinh nghiệm về phong cách phục vụ việc tiếp nhận hồ sơ cho nhân viên ngành bưu điện, ông khẳng định với phóng viên Báo Bình Dương, chương trình là bước đi “đột phá” của tỉnh. Chúng tôi “hứa”, nhân viên ngành bưu điện sẽ làm tốt như đã thực hiện một số thủ tục trước đó. Với việc đào tạo, tập huấn bài bản, nhân viên ngành bưu điện chúng tôi sẽ như cánh tay nối dài cho công tác cải cách TTHC của tỉnh. Đây là điều lợi ích cả hai, người dân, tổ chức được hưởng tiện ích từ dịch vụ. Cùng với đó là giảm tải áp lực của cơ quan quản lý hành chính Nhà nước.
Theo Quyết định số 1593/QĐ-UBND ngày 20-6-2017 của UBND tỉnh, lộ trình triển khai thực hiện dịch vụ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC qua Bưu điện giai đoạn 2017-2020 được chia thành 4 giai đoạn. Giai đoạn I từ nay đến ngày 31-12-2017 sẽ triển khai tiếp nhận 90 thủ tục và trả 975 thủ tục qua bưu điện. Giai đoạn II, từ 1-1-2018 đến 31-12-2018 sẽ triển khai tiếp nhận bổ sung 200 thủ tục. Giai đoạn III, từ 1-1-2019 đến 31-12-2019 sẽ triển khai tiếp nhận bổ sung 300 thủ tục. Giai đoạn IV, từ 1-1-2020 đến 21-12-2020 sẽ triển khai tiếp nhận 385 thủ tục. Trong cả 4 giai đoạn này, Sở Thông tin - Truyền thông sẽ tích cực hỗ trợ công tác tuyên truyền để người dân, doanh nghiệp biết và sử dụng dịch vụ.
UBND tỉnh cũng giao cho các sở, ngành như: Sở Nội vụ, Sở Tư pháp, Sở Thông tin - Truyền thông, các sở ngành, địa phương có TTHC thuộc phạm vi Quyết định số 1593/QĐ-UBND phối hợp Bưu điện tỉnh Bình Dương để tiến hành hướng dẫn, tập huấn cho nhân viên bưu điện. Dự kiến sau thời gian chuẩn bị về cơ sở vật chất và tập huấn cho nhân viên bưu điện, đến cuối tháng 7-2017, người dân và doanh nghiệp có thể lựa chọn đến trực tiếp 70 bưu cục trên địa bàn tỉnh để nộp hồ sơ TTHC và yêu cầu gửi kết quả đến tận nhà, tận địa chỉ doanh nghiệp thay vì đến cơ quan hành chính nhà nước để giải quyết được TTHC. Điều này giúp tiết kiệm thời gian đi lại, tiết kiệm chi phí tuân thủ TTHC, mang lại sự hài lòng hơn cho người dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong công tác cải cách TTHC.
HỒ VĂN