Sự dịch chuyển từ ‘đốt tiền’ sang mô hình mới
Chia sẻ tại Webminar với chủ đề “Khởi nghiệp thời khủng hoảng Covid-19”,ởinghiệpthờkèo tài xỉu hôm nay một sự kiện bên lề cuộc thi Viet Solutions 2021, ông Trần Quang Hưng - Phó bí thư Thành đoàn Hà Nội, đại diện VinaCapital Ventures, dẫn số liệu cho thấy một nửa các khoản đầu tư mạo hiểm vào các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam đã mất đi trong thời gian qua.
Ông Hưng, người đồng sáng lập mô hình không gian làm việc chung Up Co-working Space, cũng nói rằng điều tượng tự đang diễn ra tại không gian làm việc chung này.
“Mô hình nhận đầu tư rồi đốt tiền đã không còn phù hợp. Các founder có thể nhận ra điều đó và tìm cơ hội mới”, ông Trần Quang Hưng - đại diện VinaCapital Ventures. |
“Tôi cảm giác rằng có gần một nửa số startup ở Up Co-working Space đang đi tìm việc khác, trong đó có cả những công ty khởi nghiệp khá lớn. Đó không hẳn là do dịch mà do mô hình nhận đầu tư rồi đốt tiền đã không còn phù hợp. Các founder có thể nhận ra điều đó và tìm cơ hội mới”, ông Hưng cho biết.
Tuy nhiên, cũng có những dấu hiệu tích cực trong lĩnh vực chuyển đổi số, với những startup hoạt động hiệu quả. Sử dụng các công nghệ mới, trong đó có blockchain, nhiều startup đã giải được những nỗi đau cũ bằng những giải pháp hoàn toàn mới, giúp tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả. Đây là tiền đề quan trọng cho một startup có thể trở thành “kỳ lân”.
Ông Nguyễn Hoàng Tùng, founder VVN AI, cho biết Covid-19 đã gây ra tác động rất lớn với doanh nghiệp của mình, khiến doanh thu sụt giảm. Tuy nhiên, việc thay đổi chiến lược để tiếp cận đã giúp VVN AI vượt qua được giai đoạn khó khăn và tìm lại đà tăng trưởng, thậm chí còn vượt so với trước dịch.
“Trước đây, chúng tôi tập trung vào khách hàng nhỏ lẻ nhưng bây giờ hướng tới các khách hàng lớn và bền vững. Với kinh nghiệp hơn 10 năm trong lĩnh vực AI và Computer Vision, chúng tôi có sẵn nhiều nền tảng để phục vụ phát triển thay vì phải bắt tay nghiên cứu, xây dựng từ đầu. Kết hợp với các doanh nghiệp lớn, chúng tôi có thể đưa ra những sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu mới của thị trường một cách nhanh chóng”, ông Tùng chia sẻ.
Trong số các doanh nghiệp lớn mà VVN AI kết hợp, Viettel là một đối tác đặc biệt. Sau khi đoạt giải nhất tại cuộc thi tiền thân của Viet Solutions (Viettel Advanced Solution Track 2019) và trở thành đối tác quan trọng của Viettel trong việc triển khai giải pháp định danh khách hàng, VVN AI đã cất cánh… ngay trong đại dịch Covid-19 năm 2020.
Vai trò của hệ sinh thái khởi nghiệp nổi bật trong dịch
Không phải doanh nghiệp nào cũng có cơ hội hợp tác với một tập đoàn lớn, và được họ trở thành bệ đỡ cho tăng trưởng trong đại dịch với hạ tầng và một lượng cơ sở khách hàng khổng lồ. Trên thực tế, việc tìm ra cách để tồn tại trong đại dịch đã là bài toán khó, chuẩn bị nền tảng cho cú bùng nổ thời hậu Covid-19 lại càng trở nên khó hơn. Cũng vì thế, việc tìm tới các cuộc thi với hệ sinh thái hỗ trợ khởi nghiệp tốt như Viet Solutions (mô hình 3 ‘Nhà’: Nhà nước, Tập đoàn lớn, startup) là một cơ hội lớn. Với sự chung tay của cơ quan quản lý (Bộ Thông tin và Truyền thông) và “sếu đầu đàn” (Viettel), startup Việt sẽ không còn phải chịu cảnh “một mình một chợ”.
Ở góc nhìn của nhà đầu tư, ông Trần Quang Hưng cho biết VinaCapital Ventures đã thành lập một quỹ đầu tư mới nhằm rót vốn cho các startup. Các quỹ đều sẽ chỉ tập trung vào thúc đẩy những công nghệ mới thay vì “đốt tiền” lấy tăng trưởng. Bên cạnh đó, họ cũng sẵn sàng bù đắp những điểm còn thiếu, chẳng hạn như văn phòng, hỗ trợ kỹ thuật hay các mối quan hệ để startup có thể tập trung vào phát triển sản phẩm.
Ông Lê Bá Tân - Phó Tổng giám đốc Viettel Networks: “Viettel sẽ nỗ lực hỗ trợ để tìm ra những sản phẩm xuất sắc nhất, có thể dẫn dắt thị trường. Đó là mong muốn tạo sân chơi của chúng tôi''. |
Phó Tổng giám đốc Viettel Networks - ông Lê Bá Tân cũng cho biết Viettel đang đầu tư 2 phòng nghiên cứu IoT hiện đại nhất Đông Nam Á tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Các phòng nghiên cứu này sẽ sẵn sàng hỗ trợ hoàn toàn miễn phí cho các ý tưởng khởi nghiệp mà hội đồng đánh giá cao về tiềm năng ứng dụng cũng như ý nghĩa với xã hội, doanh nghiệp.
“Các phòng lab này được trang bị những công nghệ tiên tiến hàng đầu trong lĩnh vực IoT, Big Data, Cloud và AI và chúng hoàn toàn miễn phí. Giống với mô hình của Viet Solutions đang đi, chúng tôi cũng có đội ngũ đánh giá ý tưởng. Viettel sẽ tạo điều kiện không giới hạn cho những ý tưởng, sản phẩm được đánh giá tiềm năng”, ông Tân cho biết và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đi vào thực chất trong việc xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam.
Bản thân ông Tân cũng chia sẻ Viettel đang đi theo hướng mở. Việc xây dựng các phòng lab này không chỉ để tri ân xã hội mà còn vì chính bản thân Viettel. Khi các giải pháp trở nên có giá trị, Viettel cũng sẽ có khách hàng. Hiện tại, việc chia sẻ và phối hợp giữa các doanh nghiệp đầu đàn với nhau hoặc với startup đang trở thành xu thế và Viettel sẽ tiên phong trong xu thế đó.
“Tự động hóa, robotics ở Việt Nam, nói thì nhiều nhưng thực tế chưa có bao nhiêu. Đâu đó có cũng chỉ là những đốm lửa nhỏ. Chúng tôi muốn đi vào thực chất, có hệ sinh thái thực sự, mức độ thông minh ngày càng cao và được thị trường chấp nhận”, ông Tân cho biết.
Ông Tân cũng cho biết Viettel sẽ đi theo hướng mở. Đối với các startup muốn được hỗ trợ, họ chỉ cần chứng minh được tiềm năng, hiệu quả thì sẽ nhận được sự hỗ trợ hoàn toàn miễn phí từ Viettel trên 4 lĩnh vực then chốt như AI, IoT, Cloud và Big Data.
“Viettel sẽ nỗ lực hỗ trợ để tìm ra những sản phẩm xuất sắc nhất, có thể dẫn dắt thị trường. Đó là mong muốn tạo sân chơi của chúng tôi”, ông Tân chia sẻ và nhấn mạnh các doanh nghiệp lớn nhỏ phải đồng hành cùng nhau.
Do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp cùng Tập đoàn Viettel tổ chức, Viet Solutions hướng tới mục tiêu tìm kiếm các giải pháp sáng tạo, giúp giải quyết các vấn đề xã hội, góp phần thực hiện chiến lược Chuyển đổi số Quốc gia. Cùng với đó, chương trình cũng đóng vai trò bàn đạp, giúp các startup dự thi hoàn thiện giải pháp, tiếp cận nguồn lực hỗ trợ, cả về tài chính lẫn công nghệ, để sớm đi vào thực tế.