Là người phụ nữ đảm đang nên chị Ngọc Trân (40 tuổi,íquyếtlàmhànhphingongiònđểvàithángkhôngỉumốbenfica đấu với rio ave TP. HCM) thường xuyên vào bếp nấu ăn cho gia đình. Chị chia sẻ, trong tất cả các món "ruột" chị làm thì không thể bỏ qua hành phi.
Cùng với giò thủ, kim chi, lạp xưởng tươi và khô gà thì hành phi là món chị hay làm dịp Tết để tặng họ hàng hai bên nội ngoại, ba mẹ chồng, chị em thân thiết.
Chị Ngọc Trân chia sẻ, hành phi mình làm đảm bảo giòn rụm, thơm ngon, để trong tủ lạnh mấy tháng cũng vẫn còn ngon "Lâu lâu mình làm trữ sẵn tủ lạnh, chỉ có Tết là làm một mâm to để ăn và tặng mọi người", bà mẹ đảm đang nói.
Theo chị Ngọc Trân, làm hành phi không khó, chỉ có công đoạn lột và bào hành là mất thời gian. Trước đây làm hành phi chị phải làm buổi sáng để phơi hành cho héo rồi mới phi giòn được, nhưng giờ chị đã khám khá ra tuyệt chiêu không cần phơi mà hành vẫn giòn tan.
Dưới đây là những bí quyết phi hành thơm ngon, giòn của chị Ngọc Trân các bạn có thể tham khảo:
1. Bí quyết chọn hành ngon
- Chọn những củ hành chắc, cầm nặng tay, có vỏ già và đều. Lớp vỏ của hành phải khô và bong ra, bên trong căng mọng, có màu tím tươi và đều màu, củ đều.
- Tuyệt đối không mua những củ hành đã mọc mầm, bị ướt hoặc bị lõm ở phần cuống. Bởi đây là những củ hành đã hỏng hoặc nhanh chóng bị hỏng khi bạn mua về.
Chọn loại hành tím loại bánh tẻ (củ không quá già và cũng không quá non). Nếu được hãy chọn mua hành tím Lý Sơn, và hành ngon nhất là nên mua vào khoảng thời gian từ tháng 12 đến tháng 1.
- Chú ý quan sát thì bạn sẽ nhanh chóng phân biệt hành Trung Quốc và hành ta. Hành Trung Quốc thông thường củ sẽ to hơn, tròn hơn và chỉ có 1 tép.
Màu sắc của hành Trung Quốc cũng đỏ nhạt, vỏ mọng và khi nấu thì không thơm. Còn với hành tím Việt Nam thì thường có khoảng 2 đến 3 tép nhỏ vừa phải nằm trên một củ. Lớp vỏ dày hơn và có mùi thơm đặc trưng của hành, bạn nên lựa chọn những củ hành vừa và nhọn khi mua.
2. Cách phi hành giòn ngon
Những lỗi thường gặp khi phi hành
- Hành bị cháy, do để tới khi hành vàng rồi mới trút ra.
- Hành không vàng không giòn mà dẻo dính vào nhau. Nguyên nhân do nhiệt của dầu không đủ, hoặc do loại hành.
- Trào dầu, do cho quá nhiều hành một lúc vào dầu đang sôi.
- Thái hành không đều.
- Mua phải loại hành Trung Quốc chứ không phải hành củ ta
Cách làm:
Bước 1: Bóc hành
- Bạn cắt đầu rồi kéo xuống cắt đuôi, rồi lột hành ngang như bóc hành thì chỉ cần một đường là vỏ đi hết - trừ vỏ hành quá khô và dính vào củ.
- Để cho dễ dàng hơn, bạn có thể nhúng hành qua nước để cho khi bóc đỡ bị cay, vỏ hành dai dễ bóc hơn.
- Bóc hành xong bạn rửa sạch sẽ rồi bỏ ra cái rổ để cho thật ráo nước (nhớ là phải hoàn toàn khô ráo).
Bước 2: Thái hành
- Trước khi thái bạn có thể cho hành vào ngăn mát tủ lạnh từ 2 tiếng để hành thái không bị cay.
- Bạn không cần phải thái quá mỏng nhưng cố gắng thái các lát hành có độ dày tương đối đều nhau. Dùng dao bào cũng đc nhưng nên sử dụng lưỡi bào to dày, đừng bào mỏng quá khi phi sẽ nát không ngon.
- Tuy nhiên, nếu bạn định phi hành củ của bạn chưa được khô lắm thì bạn cần thái thật mỏng, nếu không hành sẽ bị dẻo dính, không giòn được.
- Sau khi thái thì bạn phi hành luôn nhé, vì lúc ấy hành còn nhiều tinh dầu thì sẽ thơm hơn.
- Hành thái dọc hay ngang đều được nhưng nên thái dọc hành sẽ giòn xốp và khi phi sẽ không bị nát.
Bước 3: Phi hành
- Đổ dầu vào nồi sâu lòng.
- Thêm 4,5 giọt chanh khi dầu mới đổ vào và chưa sôi.
- Cho tiếp 1/5 muỗng cafe muối sau khi bỏ chanh lúc dầu chưa nóng.
- Đun sôi dầu lửa lớn tới khi cho đầu đũa vào sủi tăm là được. Cũng có thể để cho dầu nóng hơn, bốc khói và thấy cả mùi dầu bốc lên nữa nhưng với những ai mới bắt đầu làm hành phi không nên để dầu nóng già như vậy, chưa có kinh nghiệm hành sẽ nhanh cháy.
- Lượng dầu phải tương ứng với lượng hành, khoảng 0,5kg hành thì dùng 600ml dầu ăn. Để hành phải "bơi lội" thoải mái ở trong dầu nếu không sẽ không đủ nhiệt để làm hành giòn. Nếu nhiều hành quá có thể chia làm 2-3 mẻ để phi.
- Khi cho hành vào dầu bạn chú ý đừng đổ luôn một lần vì dễ gây ra hiện tượng trào dầu. Sở dĩ dầu bị trào như vậy vì hành ướt có tinh dầu gặp mỡ nóng sẽ sinh ra nhiều bọt khí quanh lát hành, lượng hành nhiều bọt khí sinh ra đột ngột sẽ làm dầu bùng lên.
- Cách xử lý là bạn cho một lượng hành vừa phải vào trước, khoảng 1 nắm hành rồi dùng đũa khuấy cho bọt khí tan bớt, lúc đó dầu cũng bị nguội bớt đi rồi, xem tình hình rồi đổ nốt và từ từ chỗ hành còn lại vào. Cẩn thận hơn nữa thì trước khi cho hành vào bạn có thể hạ nhiệt của bếp, tới khi xong xuôi mới bật bếp to trở lại.
- Cứ như thế nhớ đảo hành đều tay một chút để cho hành được chín đều chứ đừng bỏ bẵng chảo hành một lúc mới quay lại thì sẽ thấy hành bị phân vùng, những chỗ gần mép chảo và có thể một vài chỗ khác nhiệt cao hơn hành sẽ bị vàng trước.
3. Thời điểm đổ hành ra
Đây là mấu chốt quan trọng để bạn có hành vàng ruộm, ngọt thơm mà không cháy.
- Sau khi tắt bếp và đổ hành ra vợt cho ráo mỡ, hành vẫn tiếp tục chín nhiệt. Vì thế bạn đừng đợi tới khi hành vàng mới tắt bếp vì như thế chỉ một lúc sau là hành bị cháy.
- Khi hành se lại, có màu hanh hanh vàng và có một vài lát hành đã chuyển màu vàng rồi (thường sẽ có một và lát mỏng hơn và chín trước), đấy là khi hành được, bạn tắt bếp, có thể đảo thêm vài cái ở trong chảo rồi đổ ra rổ hoặc vợt sắt cho ráo mỡ.
Bạn sẽ thấy hành tiếp tục vàng dần ngay cả sau khi bạn tắt bếp.
- Chuẩn bị một cái rổ hay vợt inox kê trên một cái bát tô để hứng dầu. Khi hành đã vàng nhưng dầu vẫn còn nóng thì các bạn đổ toàn bộ hành và dầu vào rổ hay rá. Phần dầu nóng sẽ lỏng hơn so với khi để nguội nên sẽ dễ dàng chảy hết xuống bên dưới, không bị đọng nhiều vào hành.
- Tiếp tục dùng đũa đảo nhẹ tay phần hành phi bên trên để cho dầu chảy xuống hết và hành sẽ từ từ khô lại và trở nên cứng giòn. Thường thì sau khi xóc cho ráo mỡ là hành đã bắt đầu giòn và dùng được luôn rồi.
- Cho hành ra khay lót giấy thấm dầu bên dưới.
- Để cho hành phi nguội hẳn các bạn cho hành vào lọ thủy tinh sạch, đậy kín nắp lại rồi bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để dùng dần. Cách này có thể bảo quản hành trong vài tháng vẫn giữ được độ giòn, khô ráo và mùi vị thơm ngon.
4. Lưu ý
- Tuyệt đối trong khi phi hành không tranh thủ làm thêm một chuyện gì khác, chỉ cần sơ sẩy một chút là sẽ quá lửa ngay.
- Khi vớt hành ra phải để thật ráo dầu thì khi nguội hành mới giòn. Nói chung chỉ cần cẩn thận một chút thì thành công thôi.
- Thời gian phi hành cần nhanh để hành được giòn do đó mỗi lần phi không nên cho quá nhiều, hành dễ bị mềm. Nếu làm nhiều nên phi thành nhiều mẻ.
- Dùng mỡ lợn hoặc mỡ gà để phi hành sẽ ngon hơn dùng dầu ăn.
Chúc các bạn thành công!
Hướng dẫn cách làm món sườn non kho dứa đẹp mắt, đậm đà "đưa cơm".