Bệnh Alzheimer là dạng bệnh mất trí nhớ phổ biến nhất,ấuhiệubệnhAlzheimerthểhiệnởchữviếttayrunrẩyvàkhóđọmontpellier vs psg một loại bệnh thần kinh hiện nay chưa thể chữa khỏi. Mặc dù vậy có một số phương pháp điều trị có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh.
Tuy nhiên, để đưa ra các phương pháp điều trị, trước tiên, người mắc phải sớm nhận biết được các triệu chứng để đi khám xác định. Một trong những dấu hiệu có thể xuất hiện qua cách ký tên, viết ngày tháng, ghi chú...
Theo nghiên cứu được công bố trên Thư viện trực tuyến Wiley, cách viết có thể chỉ ra sự hiện diện của bệnh Alzheimer. Các tác giả giải thích: “Chữ viết tay thay đổi là một trong những dấu hiệu đầu tiên. Chữ bị run rẩy do người viết mất khả năng kiểm soát cơ, nhầm lẫn và hay quên”.
“Các triệu chứng ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Chữ viết trở nên khó đọc và không thể tránh khỏi lỗi chính tả, ngữ âm”.
Theo Express, lý do của những lỗi chính tả không phải vì người bệnh không điều khiển được cơ bắp mà do khả năng kiểm soát thần kinh. Bệnh Alzheimer không chỉ ảnh hưởng đến cách vận động của một người mà còn đến cách họ suy nghĩ, cảm nhận và cư xử.
Điều khiến cho chứng mất trí nhớ trở nên đáng sợ là diễn biến từ từ, không tức thời, một quá trình dài khiến người bệnh dần rời xa thực tế. Đây là một trong những động lực thúc đẩy nghiên cứu căn bệnh này và tìm kiếm phương pháp chữa trị.
Mặc dù chữ viết tay có thể chỉ ra sự hiện diện của bệnh Alzheimer, nhưng đó không phải là một trong những triệu chứng ban đầu đã được công nhận của bệnh này.
Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) đã liệt kê các dấu hiệu sớm của bệnh Alzheimer:
- Quên các cuộc trò chuyện hoặc sự kiện gần đây
- Đặt đồ sai vị trí
- Quên tên địa điểm và đồ vật
- Gặp khó khăn khi nghĩ ra từ phù hợp
- Đặt câu hỏi lặp đi lặp lại
- Khả năng phán đoán kém hoặc chần chừ khi đưa ra quyết định
- Kém linh hoạt và do dự khi thử những điều mới.
- Thay đổi tâm trạng như lo lắng, bối rối.
Mặc dù bệnh Alzheimer là một tình trạng đáng sợ nhưng có nhiều cách để mọi người có thể giảm nguy cơ hoặc trì hoãn sự khởi phát.
- Bỏ hút thuốc
- Uống càng ít rượu càng tốt
- Có chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng
- Tập thể dục ít nhất 150 phút một tuần
- Kiểm soát huyết áp.
Bên cạnh đó, các hoạt động tâm lý cũng có khả năng ngăn ngừa bệnh. NHS đưa ra lời khuyên: “Có một số bằng chứng ghi nhận những người tích cực hoạt động tinh thần và xã hội có tỷ lệ sa sút trí tuệ thấp hơn”.
“Bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và các dạng suy giảm trí nhớ khác bằng cách đọc sách, học ngoại ngữ, chơi nhạc cụ, tham gia hoạt động cộng đồng, chơi các môn thể thao đồng đội, thêm sở thích mới, duy trì cuộc sống xã hội năng động”.