Biểu đồ của BBC về các nước và vùng lãnh thổ sử dụng mỗi loại vắc xin Covid-19 trên thế giới,ắcxinTrungQuốctrongbiểuđồngừlich ngoai hang anh hom nay dựa trên dữ liệu của Our World in Data.
Hai nhà sản xuất Sinovac và Sinopharm đều đã tham gia dự án chia sẻ vắc xin toàn cầu Covax. Theo hãng tin BBC, Liên minh toàn cầu về vắc xin và tiêm chủng (GAVI) thông báo sẽ có 110 triệu liều các vắc xin này tham gia dự án.
Trên toàn cầu, Covax đã ký hợp đồng với các hãng sản xuất của 11 loại vắc xin Covid-19 và có kế hoạch cung cấp 2 tỷ liều tính đến đầu năm 2022.
Các vắc xin của Sinopharm và Sinovac đã được sử dụng ở Trung Quốc và 80 quốc gia trên thế giới, trong đó có nhiều nước châu Á như Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Philippines và Việt Nam.
Ảnh: Gavi |
Hiệu quả và độ phủ của vắc xin Trung Quốc
Theo báo cáo được Diễn đàn châu Á Bác Ngao (BFA) công bố hôm 29/7, Trung Quốc hiện dẫn đầu thế giới về số dân được tiêm vắc xin Covid-19 cũng như về xuất khẩu, viện trợ vắc xin cho các quốc gia và khu vực khác.
Ở trong nước, Trung Quốc đã tiêm vượt mốc 1 tỷ liều tính đến ngày 19/6, theo số liệu từ Ủy ban Y tế nước này. Con số đó tương đương với 1/3 tổng số liều được tiêm trên toàn cầu. Dự kiến đến cuối năm nay, nước này sẽ hoàn thành tiêm chủng cho 70% dân số của mình.
Số nước công nhận vắc xin Covid-19 cho đi lại qua biên giới. Nguồn: Economist
Trên thế giới, các vắc xin của Trung Quốc chiếm một nửa trong tổng số 38 triệu liều được tiêm mỗi ngày, theo dữ liệu từ Our World in Data.
Gần đây, một số nước tỏ ra e ngại về tính hiệu quả thấp hơn kỳ vọng của các vắc xin Trung Quốc đã chuyển sang hướng tiêm kết hợp hai loại vắc xin với lý do để tăng cường miễn dịch, chẳng hạn như Thái Lan. Tuy nhiên, nhiều quốc gia khác như Philippines và Campuchia vẫn giữ vững quan điểm, khẳng định chúng "khá hiệu quả", như mô tả của Bộ trưởng Du lịch Indonesia Sandiaga Uno mới đây.
Theo BBC, trong các thử nghiệm lâm sàng trên toàn thế giới, vắc xin virus bất hoạt của Sinovac và Sinopharm được chứng minh là có hiệu quả từ 50% đến 79% trong ngăn ngừa mắc Covid-19 có triệu chứng. Chúng cũng đóng góp lớn trong việc giảm số ca nhập viện hoặc tử vong.
Các nghiên cứu cho thấy, Sinovac có hiệu quả 100% ở Brazil và hiệu quả 96-98% ở các nhân viên y tế Indonesia.
Về tình trạng đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin vẫn có thể nhiễm Covid-19, giáo sư dịch tễ học Benjamin Cowling thuộc Đại học Hong Kong nêu ra một số lý do. Thứ nhất, có thể vắc xin Trung Quốc – giống như nhiều loại khác – có thể giảm hiệu quả theo thời gian. Thứ hai, các thử nghiệm lâm sàng có bộ dữ liệu nhỏ hơn so với số ca nhiễm trong thực tế, đặc biệt là ở Indonesia, nơi đang có số ca nhiễm hàng ngày tăng vọt. Bên cạnh đó, biến thể Delta cũng dễ lây nhiễm hơn.
Theo ông Cowling, trên thế giới hiện nay không có bất kỳ một loại vắc xin nào hiệu quả hoàn toàn trong ngăn ngừa nhiễm Covid-19.
Dù vắc xin Trung Quốc "không hiệu quả 100%, song chúng vẫn đang cứu sống nhiều mạng người", vị giáo sư khẳng định. Ông nhấn mạnh thêm: "Chúng ta phải hiểu vẫn sẽ có những ca nhiễm bệnh dù đã được tiêm vắc xin, vì điều này có thể làm tổn hại đến niềm tin vào vắc xin".
Giáo sư Jin Dong-yan, nhà virus học cũng thuộc Đại học Hong Kong, khẳng định "Sinovac và Sinopharm là loại vắc xin tốt" và những người không thể tiếp cận loại hiệu quả cao hơn thì nên được tiêm loại vắc xin này. Ông khuyến nghị mọi người cần tiếp tục tuân thủ các quy tắc giãn cách xã hội và thực hiện các biện pháp khác để hạn chế lây nhiễm.
Hàng triệu người, đặc biệt là ở châu Á, đã được tiêm vắc xin Sinovac hoặc Sinopharm của Trung Quốc. Ảnh: Reuters |
So sánh với các vắc xin khác
Sinovac và Sinopharm là loại vắc xin bất hoạt, có nguyên tắc hoạt động là dùng các phần tử virus đã bị diệt trừ để phơi nhiễm với hệ thống miễn dịch của cơ thể với virus mà không tạo ra rủi ro biến thành các bệnh nghiêm trọng.
Trong khi đó, Moderna và Pfizer là các vắc xin mRNA, tức là một phần mã di truyền của virus corona được tiêm vào cơ thể, kích hoạt cơ thể tạo ra hàng loạt protein của virus (mà không phải toàn bộ virus), đủ để huấn luyện hệ thống miễn dịch biết cách tấn công lại virus.
Trao đổi với BBC, Phó giáo sư Luo Dahai thuộc Đại học Công nghệ Nanyang giải thích: "CoronaVac (của Sinovac) là dạng vắc xin được sản xuất theo phương truyền thống hơn, vốn đã được sử dụng thành công ở nhiều loại vắc xin phổ biến, chắc hạn như vắc xin phòng bệnh dại do chó mèo gây ra".
Một trong những lợi thế chính của vắc xin Sinovac phát triển là có thể được trữ trong tủ lạnh bình thường ở nhiệt độ 2-8 độ C, giống như vắc xin AstraZeneca của Anh, là loại được làm từ virus gây cúm mùa ở tinh tinh, đã được biến cải gen. Trong khi đó, vắc xin của Moderna cần phải được trữ mức -20 độ C và vắc xin của Pfizer là -70 độ C.
Như vậy, vắc xin Trung Quốc và AstraZeneca có ưu thế hơn và phù hợp hơn với các nước đang phát triển, vốn không có đủ cơ sở vật chất để trữ một số lượng lớn vắc xin ở nhiệt độ thấp như vậy.
>>> Cập nhật tình hình Covid-19 mới nhất