Triển lãm Dân tộc - Hiện đại là cội nguồn của nghệ thuật đảo ngược họa sĩ Nguyễn Đại Giang giới thiệu 32 tác phẩm được sáng tác trên chất liệu sơn dầu và acrylic theo phong cách đảo ngược,ệthuậtđảongượccủahoạsĩNguyễnĐạlich thi đấu cup c1 thể hiện những nỗ lực của họa sĩ với mong muốn đem đến cho người xem một cảm nhận về nghệ thuật đầy phá cách trong tình cảm bao dung, hòa đồng của dân tộc Việt Nam.
Tranh đảo ngược của hoạ sĩ Nguyễn Đại Giang được lấy cảm hứng từ những hình thức khắc đảo ngược trên các bãi đá cổ ở Sapa hay những hoạ sĩ khuyết danh ở thế kỷ 17. 32 tác phẩm trưng bày trong triển lãm đều có màu sắc tươi sáng, hài hoà qua đó người thưởng lãm thấy được vẻ đẹp của nghệ thuật và nhân sinh quan, lạc quan của người Việt Nam. Tác giả mong muốn, thông qua triển lãm này truyền đi thông điệp "Cuộc đời này vẫn đẹp lắm và đáng sống".
Hoạ sĩ Nguyễn Đại Giang chia sẻ, ông đã chứng kiến những người ăn xin trong một xã hội phồn hoa như nước Mỹ và liên hệ bản thân mình, ông nhận ra rằng: Cuộc đời này ai cũng vậy, tốt - xấu luôn song hành, lẫn lộn. "Vạn vật thay đổi, cái khởi đầu và tận cùng giống nhau. Và từ đó sinh ra nghệ thuật đảo ngược - là vẽ một hình thể trong tranh có cái đúng, cái sai, nhưng cuối cùng vẫn giữ được bản chất của nghệ thuật, một hiện thực hết sức đẹp đẽ".
Hoạ sĩ Nguyễn Đại Giang bảo, để thực hành nghệ thuật tại Mỹ, ông phải tuân thủ mọi quy định gắt gao về vấn đề bản quyền và đạo đức nghề nghiệp. "Hội đồng bảo vệ tác quyền ở New York đã công nhận và cấp bằng chứng nhận quyền tác giả Upsidedownism cho tôi. Sau khi có bản quyền tác giả, tranh nghệ thuật đảo ngược của tôi phải trải qua quy trình thẩm định gía trị nghệ thuật bởi những ban giám khảo có uy tín trong lĩnh vực mỹ thuật của thế giới. Sau đó, tranh của tôi được gửi đi dự thi tại các liên hoan nghệ thuật quốc tế và đạt được một số giải thưởng quan trọng. Tôi rất vui vì đã góp một phần công sức đưa nghệ thuật dân tộc Việt Nam đóng góp vào sự phát triển chung của lịch sử mỹ thuật thế giới".
Họa sĩ Nguyễn Đại Giang sinh năm 1944 tại Hà Nội. Ông tốt nghiệp Trung cấp Mỹ thuật Công nghiệp khóa 3 và Đại học Mỹ thuật Công nghiệp khóa 1 tại Hà Nội. Từ năm 1969 đến 1974, ông học chuyên ngành đồ họa tại Trường Mỹ thuật Công nghiệp Moscow (Nga), sau đó bổ túc thêm về đồ họa tại Seattle (Washington, Mỹ) (1996 – 1997).
Trong suốt cuộc đời sáng tác, ông đã tham gia nhiều triển lãm quốc tế và tổ chức các triển lãm trong nước (tại TP.HCM năm 2009; Hà Nội năm 2014, 2018; Huế năm 2016; Đà Nẵng năm 2018). Tranh của ông đã nhận được nhiều giải thưởng lớn trên thế giới như: Những tranh hiện đại nhất cho CD-Rom (New York, Mỹ, 1996); Giải Ba “Những họa sĩ tài năng nhất”; Giải Ba “Thế giới Nghệ thuật” (Stockholm, Thụy Điển, 1997)… và có mặt tại nhiều quốc gia: Nhật Bản, Canada, Bỉ, Pháp, Tây Ban Nha,...
Tình Lê