Trên cơ sở tổng kết triển khai Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác PBGDPL giai đoạn 2019 – 2021” và thực tiễn kết quả triển khai nhiệm vụ này cho thấy,ểnđổisốgiúptăngcườngcôngtácphổbiếngiáodụcphápluậbóng đá hnay việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác PBGDPL đã có nhiều chuyển biến tích cực về nhận thức, lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện.
Phó Cục trưởng Cục PBGDPL Phan Hồng Nguyên cho biết: Nguồn nhân lực thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác PBGDPL từng bước được tăng cường về số lượng, nâng cao chất lượng. Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước với cơ quan thông tấn báo chí và các trang mạng xã hội đang ngày một bài bản, chặt chẽ và hiệu quả hơn.
Các bộ, ngành, địa phương đã triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, định hướng chuyển đổi số trong PBGDPL với nhiều hình thức đa dạng như: Xây dựng các chương trình, sản phẩm, tài liệu, ấn phẩm PBGDPL để đăng tải trên Cổng hoặc Trang Thông tin điện tử PBGDPL; PBGDPL trên mạng xã hội, các diễn đàn trực tuyến, mạng viễn thông, sóng phát thanh, truyền hình, mạng lưới thông tin cơ sở; tổ chức tập huấn kiến thức pháp luật, kỹ năng PBGDPL trực tuyến; tổ chức thi trực tuyến về kiến thức pháp luật…
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác này còn những tồn tại, hạn chế: Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác PBGDPL chưa tương xứng với yêu cầu thực tế. Một số địa phương, cơ quan, đơn vị vận hành cổng/trang Thông tin PBGDPL còn chưa thực chất, hiệu quả...
Trình bày về dự thảo Đề án “Chuyển đổi số trong công tác PBGDPL giai đoạn 2024-2030”, ông Phan Hồng Nguyên nhấn mạnh tới mục tiêu tổng quát của đề án là nâng cao nhận thức về chuyển đổi số về PBGDPL trong các cấp, các ngành và toàn xã hội. Tận dụng tiến bộ công nghệ để thúc đẩy đổi mới, sáng tạo trong công tác PBGDPL, hỗ trợ pháp lý cho người dân, doanh nghiệp nhỏ và vừa, bảo đảm đầy đủ, chính xác, kịp thời, thuận tiện trên môi trường số; tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và chất lượng, hiệu quả PBGDPL và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, đáp ứng hiệu quả nhu cầu tìm hiểu, học tập pháp luật của người dân.
Dự thảo Đề án xác định các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu gồm: Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành về vị trí, vai trò của chuyển đổi số trong công tác PBGDPL; nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật nhằm thúc đẩy chuyển đổi số trong công tác PBGDPL; chuyển đổi số trong PBGDPL; hỗ trợ một số địa phương chuyển đổi số; xây dựng, phát triển nguồn nhân lực; tăng cường các điều kiện bảo đảm; bảo đảm an toàn, an ninh mạng; kiểm tra, khảo sát, sơ kết, tổng kết thực hiện đề án…
Phát biểu tại cuộc họp, Cục trưởng Cục PBGDPL Lê Vệ Quốc nêu lên một số băn khoăn khi xây dựng Đề án, nhất là về vấn đề dữ liệu bởi hiện nay các bộ, ngành, địa phương đều đã, đang và sẽ xây dựng Cổng/Trang thông tin PBGDPL. Ông Quốc nhấn mạnh mục tiêu cao nhất của Đề án là tạo ra môi trường số về thông tin pháp luật để người dân dễ dàng tiếp cận, tương tác theo nhu cầu; tăng cường sự kết nối giữa các cơ quan, đơn vị… Để làm được điều này, cần giải quyết được câu chuyện về dữ liệu và nền tảng kết nối, chia sẻ; nguồn nhân lực để triển khai; các cơ chế bảo đảm triển khai đề án.
Cần lấy ý kiến, đánh giá tác động kỹ lưỡng, toàn diện
Góp ý dự thảo Đề án, ông Trần Văn Trí, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần truyền thông quốc tế Incom đề nghị bổ sung thêm số liệu về lượng người tìm hiểu, tiếp cận pháp luật trên môi trường mạng; bổ sung một số hình thức như infographic, video ngắn trên mạng xã hội, tính năng hỏi-đáp pháp luật để người dùng dễ tiếp cận và tăng tính tương tác.
Còn Phó Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin Tạ Thành Trung cho rằng các đối tượng sử dụng, tiếp cận pháp luật trên môi trường mạng rất đa dạng nên cần khảo sát, đánh giá kỹ lưỡng để có cách thức PBGDPL phù hợp. Để tích hợp dữ liệu, nền tảng đang vận hành, theo ông Trung có thể ban hành Quy chuẩn để kết nối, chia sẻ các dữ liệu này.
Phát biểu kết luận, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh đánh giá cao kết quả bước đầu của Cục PBGDPL. Thứ trưởng cho rằng, việc xây dựng Khung tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác PBGDPL cần tiếp tục được nghiên cứu kỹ về đối tượng, điều kiện áp dụng ở mỗi địa phương nhằm đảm bảo tính khả thi trong quá trình thực hiện. Đồng thời, Cục PBGDPL cần cố gắng lựa chọn những phương pháp hiệu quả và lấy người dân làm trung tâm; nghiên cứu áp dụng một số phương pháp như: tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người đồng bào dân tộc bằng tiếng dân tộc; xây dựng các hình tượng, gương sáng pháp luật có giá trị lan tỏa cao trên các nền tảng mạng xã hội…
“Đây là Đề án của Thủ tướng Chính phủ, triển khai trên toàn quốc nên có phạm vi tác động rất lớn. Vì vậy chúng ta cần phối hợp để lấy ý kiến, đánh giá tác động kỹ lưỡng, toàn diện”, Thứ trưởng lưu ý.
Thứ trưởng nhấn mạnh trong bối cảnh chuyển đổi số, vấn đề lớn nhất là phải xây dựng được dữ liệu dùng chung trong công tác PBGDPL, đảm bảo tiêu chí “đúng, đủ, sạch, sống”; quan tâm xây dựng dữ liệu, tài liệu hỗ trợ nghiệp vụ PBGDPL; tạo thuận lợi cho người dân trong tiếp cận và khai thác sử dụng dữ liệu.