Hạ tầng giao thông của Bình Dương sẽ phát triển theo hướng đô thị hóa,ạtầnggiaothôngpháttriểntheoxuhướngđôthịhólịch thi đấu giải v-league xây dựng thành phố thông minh. Ảnh: QUỐC CHIẾN
Chống ùn tắc giao thông
Tại kỳ họp thứ 17 HĐND tỉnh khóa IX, vấn đề giao thông, cụ thể là giải pháp giảm ùn tắc giao thông là 1 trong 3 nhóm vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống dân sinh được ưu tiên chất vấn. “Hiện nay, tình trạng kẹt xe, ùn tắc giao thông xảy ra trên nhiều tuyến đường, nhất là một số giao lộ vào giờ cao điểm. Tình hình tai nạn giao thông diễn biến phức tạp. Một số tuyến đường trên địa bàn tỉnh (trong đó có tuyến đường Hùynh Văn Cù, TP.Thủ Dầu Một, đoạn tại ngã tư chợ Cây Dừa đến cầu Phú Cường) thường xuyên ùn tắc, nhất là vào giờ cao điểm (đầu giờ sáng và cuối giờ chiều hàng ngày), ảnh hưởng lớn đến việc đi lại của người dân và trật tự an toàn giao thông...” là một trong những điểm ùn tắc giao thông mà cử tri, đại biểu quan tâm, kiến nghị.
THỜI GIAN QUA TỈNH ĐÃ QUAN TÂM, ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG HẠ TẦNG GIAO THÔNG, ƯU TIÊN BỐ TRÍ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH, HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN LỰC, XÃ HỘI HÓA ĐỂ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HẠ TẦNG GIAO THÔNG, QUA ĐÓ ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC NHỮNG THÀNH TỰU QUAN TRỌNG TẠO ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP, DỊCH VỤ, ĐÔ THỊ...
|
Theo ông Nguyễn Lộc Hà, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, thời gian qua Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh cùng toàn thể nhân dân trên địa bàn đã quan tâm, đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng giao thông, ưu tiên bố trí nguồn vốn ngân sách, huy động các nguồn lực, xã hội hóa để đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông, qua đó đã đạt được những thành tựu quan trọng tạo điều kiện phát triển công nghiệp, dịch vụ, đô thị... cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, góp phần giữ vững quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh. Công tác quy hoạch được quan tâm chỉ đạo, rà soát, điều chỉnh phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo từng thời kỳ và điều kiện thực tiễn. Hệ thống hạ tầng giao thông được đầu tư bảo đảm tuân thủ theo các quy hoạch được duyệt. Sự phối hợp giữa các sở, ngành, huyện, thị, thành phố, các chủ đầu tư, đơn vị hữu quan ngày càng chặt chẽ hơn trước, nỗ lực rút ngắn thời gian tất cả các khâu (chuẩn bị đầu tư, giải phóng mặt bằng, thực hiện dự án…), tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Các doanh nghiệp đầu tư phát triển hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh theo hình thức đối tác công tư tích cực phối hợp thực hiện công tác đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông…
Đối với các giải pháp phòng chống ùn tắc giao thông trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh đã triển khai các dự án, công trình giao thông mang tính kết nối vùng, nội tỉnh, như: Dự án ĐT743 từ miếu Ông Cù đến cầu vượt Sóng Thần, dự án Thủ Biên - Đất Cuốc, đường cầu kết nối Bình Dương với Tây Ninh...; đồng thời rà soát bất cập của hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông. Rà soát điều chỉnh thời lượng các pha đèn, bổ sung các chốt đèn tín hiệu; rà soát thay thế, bổ sung các hệ thống báo hiệu để phù hợp với QCVN:41-2019/BGTVT; tổ chức lực lượng chức năng, ứng trực, phân luồng giao thông, xử lý các vi phạm giao thông; rà soát các bất cập của các trạm thu phí...
Đề xuất giải pháp
Bên cạnh những kết quả đã đạt được thì hạ tầng giao thông của tỉnh đã, đang và sẽ gặp nhiều khó khăn, thách thức trong thời gian tới. Nguyên nhân là do khối lượng hàng hóa vận chuyển ngày càng lớn cùng với nhu cầu đi lại của người dân ngày một tăng cao, kéo theo lưu lượng phương tiện giao thông qua địa bàn tỉnh ngày càng gia tăng, nhất là các loại phương tiện có tải trọng lớn, chiếm nhiều diện tích mặt đường (xe container, xe khách…), đã gây áp lực rất lớn lên hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ và làm tăng nguy cơ mất an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh. Tính đồng bộ kết nối giữa đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa còn hạn chế, chủ yếu hệ thống giao thông là đường bộ. Việc đầu tư đồng bộ hệ thống hạ tầng giao thông theo quy hoạch gặp nhiều khó khăn trong việc cân đối nguồn vốn. Nguồn lực để đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng giao thông ngày càng khó khăn...
Để có giải pháp trước mắt, lâu dài và căn cơ phát triển hạ tầng giao thông, Tỉnh ủy đã xây dựng chương trình đột phá về “Tập trung phát triển hạ tầng giao thông theo hướng đô thị hóa, xây dựng thành phố thông minh Bình Dương”. Theo đó, mục tiêu đề ra là tập trung phát triển hệ thống giao thông vận tải tỉnh Bình Dương, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa; bảo đảm an sinh xã hội và giữ vững quốc phòng - an ninh, góp phần đưa tỉnh Bình Dương thành trung tâm công nghiệp hiện đại và là đô thị thông minh trong tương lai.
Theo đó, tỉnh sẽ tập trung nguồn lực cho các lĩnh vực và mục tiêu cụ thể là huy động mọi nguồn lực từ các thành phần kinh tế tiếp tục đầu tư phát triển đồng bộ, hiện đại hệ thống hạ tầng giao thông, nhất là các công trình mang tính động lực, bảo đảm kết nối từ các trung tâm đô thị của tỉnh với thành phố mới Bình Dương và đấu nối hướng ngoại của thành phố mới Bình Dương với các tỉnh, thành trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; gắn kết và khai thác tối đa lợi thế từ hệ thống kết cấu hạ tầng nhất là giao thông của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng khu đô thị mới, Trung tâm Chính trị hành chính tập trung của tỉnh, gắn với đầu tư nâng cấp, chỉnh trang TP.Thủ Dầu Một và các đô thị vệ tinh, như: TP.Thuận An, TP.Dĩ An, TX.Bến Cát, TX.Tân Uyên… theo hướng văn minh, thân thiện với môi trường, sạch đẹp và nâng cao chất lượng sống của nhân dân. Song song đó, tỉnh cũng chú trọng xây dựng hệ thống giao thông nông thôn đồng bộ, hiện đại.
Để đạt mục tiêu này, một số giải pháp chủ yếu được đề ra để tập trung thực hiện trước tiên là nâng cao nhận thức trong toàn Đảng bộ tỉnh, thể hiện quyết tâm chính trị của toàn tỉnh về đầu tư phát triển đồng bộ, hiện đại hệ thống hạ tầng giao thông. Tiếp tục chỉ đạo các sở, ngành, địa phương rà soát và nâng cao chất lượng công tác lập, triển khai, quản lý quy hoạch. Bảo đảm triển khai thực hiện phát triển hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại theo đúng quy hoạch được duyệt.
Trong điều kiện nguồn vốn ngân sách tỉnh có hạn, tỉnh sẽ ưu tiên tập trung đầu tư các công trình trọng điểm, còn lại thực hiện xã hội hóa và tạo quỹ đất cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông; tập trung các nguồn lực trong đầu tư phát triển hạ tầng giao thông; đồng thời chỉ đạo thực hiện tốt các chính sách, quy định của Trung ương, kiến nghị đối với những vấn đề vượt thẩm quyền...
Để có giải pháp trước mắt, lâu dài và căn cơ phát triển hạ tầng giao thông, Tỉnh ủy đã xây dựng chương trình đột phá về “Tập trung phát triển hạ tầng giao thông theo hướng đô thị hóa, xây dựng thành phố thông minh Bình Dương”. Theo đó, mục tiêu đề ra là tập trung phát triển hệ thống giao thông vận tải tỉnh Bình Dương, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa; bảo đảm an sinh xã hội và giữ vững quốc phòng - an ninh, góp phần đưa tỉnh Bình Dương thành trung tâm công nghiệp hiện đại và là đô thị thông minh trong tương lai.