Phụ huynh 'khóc ròng'
Năm nay,ểntrườngchoconlớpPhụhuynhkhócròngnhàtrườngbấtlựkeo nha cai fb88 theo quy định, học sinh lớp 10 phải học các môn học bắt buộc gồm Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Lịch sử, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và an ninh, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, Nội dung giáo dục của địa phương.
Học sinh được chọn 4 môn trong các môn Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Âm nhạc, Mĩ thuật.
Đa số các em chọn theo hai tổ hợp khối KHTN và KHXH cùng các môn học tự chọn theo tổ chức riêng của từng trường.
Đầu tháng 12/2022, khi chuyển công tác lên Hà Nội, anh Nguyễn Văn Hưng (Thái Bình) cũng muốn chuyển trường cho con trai lớp 10 lên thành phố để tiện chăm sóc cũng như dạy dỗ con.
Thế nhưng, chạy vạy khắp nơi, trường nào cũng từ chối nhận mặc dù lực học của cháu rất tốt. Lý do được đưa ra là vì các môn con anh Hưng đang học ở quê không trùng với các môn tự chọn ở trường muốn chuyển đến.
“Vợ chồng tôi lên Hà Nội công tác, nhà lại chỉ có một cậu con trai nên muốn con đi cùng để tiện chăm sóc và dạy dỗ cháu. Nhưng chúng tôi bất lực trong câu chuyện chuyển trường cho con.
Tôi đã hỏi 5 trường ở quận Long Biên, huyện Gia Lâm nhưng không một trường nào có tổ hợp môn tự chọn tương thích với môn cháu đang học ở dưới quê.
Tôi và con cũng thống nhất sẵn sàng học đuổi những môn thiếu với mong muốn được chuyển trường để có môi trường tốt hơn và sống cùng bố mẹ. Nhưng đúng là than trời mà trời cũng không thấu”, anh Hưng tâm sự.
Anh Hưng chỉ mong muốn các nhà trường có thể linh động chuyện tương thích tổ hợp môn tự chọn để các con có thể chuyển được trường theo nhu cầu.
Cùng cảnh ngộ với anh Hưng, chị Lê Thị Ngọc Loan (huyện Thanh Trì, Hà Nội) cũng 'khóc ròng' khi muốn chuyển trường cho con về khu Cầu Giấy do anh chị mới mua nhà ở khu vực này.
“Ở trường cũ con tôi lựa môn tự chọn là Địa lý, Công nghệ nhưng trường muốn chuyển đến lại không có tổ hợp hai môn này nên hiệu trưởng nhà trường đã từ chối nhận.
Chính vì thế, dù bố mẹ làm trên Cầu Giấy và nhà ở Cầu Giấy nhưng hàng ngày con tôi vẫn phải về Thanh Trì đi học vô cùng bất tiện. Thiết nghĩ, chuyển trường là nhu cầu chính đáng của học sinh, các nhà trường cũng nên linh động tạo điều kiện”, chị Loan nói.
Nhà trường bất lực
Nói về vấn đề học sinh lớp 10 xin chuyển đến trường, thầy Nguyễn Công Sở - Hiệu trưởng trường THPT Lê Văn Thiêm (Hà Nội) cũng tỏ ra 'bất lực'.
'Tôi rất buồn khi có nhiều phụ huynh đến trình bày và xin cho con chuyển đến trường Lê Văn Thiêm nhưng tôi không thể nhận.
Bởi đối chiếu theo quy định của Sở GD-ĐT Hà Nội thì các con không có tổ hợp tương thích giữa trường mới và trường cũ.
Vậy là học sinh ngoại tỉnh muốn về Hà Nội học nhưng phải tìm trường có tổ hợp tương thích không khác gì 'mò ốc' và lệch môn thì xác định không thể chuyển được', thầy Sở nói.
Vị hiệu trưởng này cũng cho rằng việc áp quy định phải tìm trường có tổ hợp tương thích mới cho học sinh chuyển trường là quá cứng nhắc.
'Tôi cho rằng, Sở GD-ĐT có thể nghiên cứu việc cho phép nhà trường tiếp nhận học sinh mới với điều kiện môn nào thiếu thì dạy bổ sung, kiểu 'dạy đuổi' và nhà trường đã dạy thì phải chịu trách nhiệm và giải trình với việc đó.
Hiện nay nhiều phụ huynh cũng sẵn sàng học bổ sung và nhà trường cũng sẵn sàng 'dạy đuổi' nhưng vì vướng quy định của Sở GD-ĐT Hà Nội nên đành chịu', thầy Sở cho hay.
Thầy Lê Công Sở cho rằng cũng nên cho học sinh được phép đăng ký rộng hơn môn học theo quy định.
Ví dụ, ngoài những môn bắt buộc, học sinh được chọn 4 môn tự chọn thì nên chăng cho các em chọn 5/8 môn còn lại (Lý Hóa, Sinh, Địa, Công dân).... để tăng xác xuất lựa chọn chuyên ngành tổ hợp xét tuyển đại học sau này.
Điều này cũng tạo cơ hội cho các trường hợp mong muốn chuyển trường thì xác xuất tương thích môn tự chọn giữa trường cũ và trường mới cao hơn.
Bài số 3: Chuyển trường, đổi tổ hợp môn tự chọn lớp 10: Phải chờ hướng dẫn của Bộ Giáo dục?